Uống cà phê, ăn nhiều rau có thể giảm 10% nguy cơ mắc COVID-19

ngày 06/08/2021

Uống một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm khoảng 10% nguy cơ mắc COVID-19 so với việc uống ít hơn một tách mỗi ngày. Tiêu thụ ít nhất 0,67 phần rau củ mỗi ngày (nấu chín hoặc sống, trừ khoai tây) có liên quan đến giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

Đó là thông tin trong bài báo về dinh dưỡng và bảo vệ COVID-19 đã được xuất bản gần đây trên tạp chí Nutrients của Mỹ.

Các tác giả tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu dân số để xem xét vai trò của khẩu phần ăn cụ thể trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Tác giả cao cấp Marilyn Cornelis, phó giáo sư về y tế dự phòng tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern , tại Chicago, Mỹ cho biết: “Dinh dưỡng của một người ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch . Và hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong sự nhạy cảm của một cá nhân và phản ứng với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả COVID-19."

Nghiên cứu cho thấy việc được nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể mang lại hiệu quả bảo vệ cũng như ăn ít thịt chế biến hơn. Được bú sữa mẹ khi còn nhỏ sẽ giảm được 10% nguy cơ so với không được bú sữa mẹ.

Giáo sư Cornelis cho biết thêm: “Bên cạnh việc tuân theo các hướng dẫn hiện đang được áp dụng để làm chậm sự lây lan của virus, chúng tôi còn hỗ trợ những cách tương đối đơn giản khác mà các cá nhân có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là thông qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng”.

Tiến sĩ Thanh-Huyền Vũ, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là phó giáo sư y khoa nghiên cứu tại đại học Northwestern, hiện đang dẫn đầu các phân tích để xác định xem những hành vi chế độ ăn uống bảo vệ này là cụ thể đối với COVID-19 hay nhiễm trùng đường hô hấp trên phạm vi rộng hơn.

Phần lớn nghiên cứu về dinh dưỡng của TS Thanh Huyền Vũ sử dụng di truyền và với tất cả những người tham gia Biobank ở Vương quốc Anh. Cô hy vọng sẽ sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về cách chế độ ăn uống và dinh dưỡng giúp bảo vệ khỏi bệnh tật.

Nghiên cứu được hỗ trợ từ tài trợ K01AG053477 của Viện Quốc gia về Lão hóa của Viện Y tế Quốc gia của Mỹ.

Nguồn Tienphong