Sau 2 tuần khỏi Covid-19, tôi vẫn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, luôn lo lắng, căng thẳng. Tôi cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Hiện sau 2 tuần khỏi Covid-19, tôi vẫn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, luôn lo lắng, căng thẳng. Tôi cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Bộ Y tế
Trong Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19, Bộ Y tế cho biết mệt mỏi do mắc Covid-19 và các triệu chứng lâu dài có thể gây ra căng thẳng cho người bệnh. Những lý do này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn là điều dễ hiểu.
Việc trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu (lo lắng, sợ hãi) hoặc trầm cảm (tâm trạng chán nản, buồn bã) không phải là điều bất bình thường. Bạn có thể nhận thấy những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực liên quan sự sống sót của bản thân, đặc biệt khi bạn rất không khỏe.
Tâm trạng của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự khó chịu khi không thể quay lại các hoạt động thường ngày hoặc làm việc theo cách họ muốn.
Thư giãn là giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng hạn chế mà bạn có trong quá trình hồi phục sau khi bị bệnh. Điều đó giúp bạn kiểm soát được tình trạng lo lắng và cải thiện tâm trạng. Dưới đây là một số kỹ thuật thư giãn để cải thiện vấn đề.
- Kỹ thuật nối đất:
Thở nhẹ và từ từ và tự hỏi bản thân:
Hãy suy nghĩ câu trả lời cho bản thân chậm rãi, từng câu một và dành ít nhất 10 giây để tập trung vào từng câu hỏi một.
Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng các triệu chứng là một phần tất nhiên của quá trình hồi phục sau khi mắc Covid-19. Lo lắng và suy nghĩ về các triệu chứng của bản thân có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Ví dụ, nếu tập trung vào những cơn đau đầu, bạn có khả năng cảm thấy đau đầu nhiều hơn.
- Kỹ thuật thư giãn luyện tập:
Bạn nên chọn một nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ hoặc không quá chói, sau đó nằm thẳng, duỗi tay chân và thả lỏng hoàn toàn. Tự mình nhẩm và tập trung vào suy nghĩ "toàn thân yên tĩnh" đồng thời chú ý đến hơi thở của bản thân.
Bạn có thể thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy thoải mái hoặc từ từ đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, điều quan trọng bạn cần biết là các triệu chứng thường liên quan đến nhau. Sự gia tăng của một triệu chứng có thể dẫn đến sự gia tăng của triệu chứng khác.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khả năng tập trung sẽ bị ảnh hưởng, sau đó tác động đến trí nhớ, dẫn đến tăng cảm giác lo âu, và kết quả là bạn càng mệt mỏi. Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, bạn chỉ cần cải thiện một triệu chứng sẽ giúp cải thiện triệu chứng khác.
Nguồn: https://zingnews.vn/lam-gi-khi-bi-cang-thang-met-moi-hau-covid-19-post1319065.html
-
Chuyển vạt da điều trị cho bệnh nhân bị loét cùng cụt 10 năm
-
4 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thận đang 'lao dốc không phanh': Nên đi khám sớm
-
Khử khuẩn sạch sẽ, BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Giải Phóng khám bệnh bình thường
-
Lương y chỉ 7 loại thực phẩm cải thiện chứng mất ngủ cho F0: Toàn đồ dân dã, dễ kiếm, chợ nào cũng có
-
Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào, dùng thuốc ra sao?
-
Chăm chỉ thoa lòng trắng trứng với thứ này lên mặt, da khô ráp bỗng bật tông trắng sáng bất ngờ
-
Khi tập thể dục, phụ nữ có nên mặc áo ngực không?
-
Uống 6 loại nước này trước bữa tối bạn không chỉ có eo thon dáng đẹp mà còn có làn da mướt mịn
-
Bình Dương: Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng
-
Dụng cụ làm đẹp phụ nữ nào cũng nên có