Rối loạn tuyến giáp là sự thay đổi bất thường của hàm lượng nội tiết tố khi tuyến không tiết ra lượng hormone bình thường. Đặc biệt, yoga có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và kích thích tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.
Có thể nói, tình trạng rối loạn này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đang bị căng thẳng. Hơn hết, yoga giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn và năng lượng xung quanh tuyến giáp, đồng thời kéo dài và tăng cường sức mạnh cho vùng cổ.
Dưới đây là một số tư thế yoga có thể giúp kích thích chức năng tuyến giáp và tăng hiệu quả hoạt động:
Bhujangasana hay Cobra Pose
Bước 1: Nằm sấp, 2 chân dang rộng, 2 tay đặt cạnh người. Đặt trán của bạn trên mặt đất.
Bước 2: Kéo 2 tay xuống dưới vai. Khuỷu tay phải được uốn cong và lòng bàn tay đặt cạnh ngực.
Bước 4: Hít vào và nâng nửa trên của cơ thể lên bằng cách mở rộng 2 tay.
Bước 5: Khuỷu tay phải thẳng hàng với cơ thể, 2 chân duỗi thẳng sao cho không cảm thấy bị dồn lực lên eo.
Bước 5: Giữ nguyên tư thế này trong 4-5 giây, sau đó trở lại vị trí bình thường.
Tư thế cày hoặc Halasan
Bước 1: Nằm ngửa, 2 tay đặt nghiêng.
Bước 2: Hít vào và nâng chân lên trên (90 độ) bằng cách tác động vào cơ bụng.
Bước 3: Nhấn vai xuống đất và dùng tay chống lưng để nâng hông lên khỏi sàn.
Bước 4: Đưa mũi chân qua đầu và vượt qua đầu sao cho lưng vuông góc với mặt đất.
Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở và trở lại vị trí ban đầu.
Setu Bandhasana hoặc tư thế cây cầu
Bước 1: Nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân nằm vững trên mặt đất.
Bước 2: 2 chân phải dang rộng bằng hông và đặt hai tay bên cạnh.
Bước 3: Nhấn 2 bàn chân xuống sàn, hít vào và nâng hông lăn cột sống lên khỏi sàn.
Bước 4: Nhấn cánh tay và vai xuống đất để nâng ngực lên. Vận động chân, mông để nâng hông lên cao hơn.
Bước 5: Giữ tư thế này trong vài nhịp thở, sau đó trở lại vị trí bình thường.
Tư thế con cá hoặc Matsyasana
Bước 1: Nằm ngửa, co đầu gối và đặt bàn chân trên sàn.
Bước 2: Hít vào và nâng xương chậu lên khỏi sàn. Trượt lòng bàn tay xuống dưới mông.
Bước 3: Hít vào rồi ấn cẳng tay và cùi chỏ xuống sàn.
Bước 4: Giữ nguyên phần thân dưới rồi nâng phần thân trên và đầu khỏi sàn.
Bước 5: Nâng ngực lên cao nhất để ưỡn cong lưng.
Bước 6: Giữ tư thế này trong vài giây rồi thả lỏng.
Viparita Karani hoặc tư thế giơ chân lên tường
Bước 1: Ngồi xuống đất cạnh tường.
Bước 2: Vung 2 chân lên dọc theo tường và nằm ngửa. Chân để vuông góc với cơ thể.
Bước 3: Nhắm mắt, đặt tay bên cạnh và thư giãn.
Bước 4: Hít vào thở ra trong vài giây và kết thúc.
Navasana hoặc tư thế thuyền
Bước 1: Ngồi trên thảm, co đầu gối và đặt bàn chân trên sàn, lòng bàn tay đặt trên sàn.
Bước 2: Nâng chân lên khỏi sàn để đưa ống chân song song với sàn.
Bước 3: Hơi nghiêng thân trên về phía sau, giữ cho cột sống luôn được dựng thẳng.
Bước 4: Giữ thân thẳng đứng sao cho tạo thành hình chữ V với 2 chân.
Bước 4: Gập cơ vai và mở rộng cánh tay trước mặt sao cho song song với sàn, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
Bước 5: Vận động cơ và tạm dừng trong vài nhịp thở./.
Nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/6-tu-the-yoga-kich-thich-chuc-nang-tuyen-giap-post932124.vov
-
Hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM, cảnh báo nguy cơ bùng dịch
-
Nhiều bệnh nhân trong làn sóng dịch đầu tiên vẫn còn triệu chứng COVID kéo dài
-
Khám phá bí quyết xông mặt với bột nở ngay tại nhà
-
Trẻ nuốt thuốc hạ sốt còn nguyên vỏ
-
Đây là cách ăn dưa hấu rất có hại cho sức khỏe, nếu không muốn mắc bệnh cần loại bỏ ngay!
-
Bất ngờ khả năng làm đẹp của dấm
-
5 thói quen khiến những người trẻ tuổi dễ mắc ung thư gan
-
Làm thế nào để mua Molnupiravir ở Hà Nội?
-
Ly sinh tố này làm chỉ mất 5 phút nhưng thành phẩm đảm bảo thơm ngon mĩ mãn!
-
10 loại thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên tránh