5 loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn cùng khoai lang vì có thể gây viêm loét dạ dày, ngộ độc mãn tính

ngày 07/06/2021

Trước kia, khi lúa gạo chưa nhiều, khoai lang đã trở thành loại lương thực không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Ngày nay, với nhiều cách chế biến khác nhau, nó lại càng được yêu thích hơn. Bên cạnh hương vị ngon ngọt đặc trưng, khoai lang cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

Trong đó, tác dụng đầu tiên phải kể đến là khoai lang chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ở mức độ nhất định. Chất xơ trong khoai lang mang lại hiệu quả tăng cường sức khỏe đường ruột hiệu quả; beta-carotene giúp bổ mắt; anthocyanins có thể cải thiện chức năng não, khả năng học tập và trí nhớ...

Khoai lang có thể được nấu và ăn cùng các nguyên liệu khác để hỗ trợ bồi bổ cơ thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nó cũng có những loại thực phẩm "kiêng kị" mà bạn không nên ăn cùng bởi chất hóa học trong chúng có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể.

1. Quả hồng

Đường có trong khoai lang rất dễ bị lên men trong dạ dày của chúng ta, do đó, khi ăn khoai lang sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết axit dạ dày.

Nếu bạn ăn quả hồng lúc này sẽ làm cô đặc và kết tủa axit trong dạ dày do phản ứng hóa học của phức hợp tannin - pectin của quả hồng dẫn đến vón cục, trường hợp nặng có thể gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày. Do đó, nếu muốn ăn 2 loại thực phẩm này, bạn nên ăn chúng cách nhau ít nhất là 5 giờ.

2. Cua ghẹ

Một số người rất dễ bị tiêu chảy sau khi ăn hải sản, còn khoai lang rất dễ khiến người ta có cảm giác no nên nếu ăn cả 2 cùng một lúc thì ở trường hợp nhẹ, bạn có thể bị đau bụng và tiêu chảy, nặng hơn có thể gây sỏi trong cơ thể.

3. Chuối

Chuối không nên ăn cùng khoai lang, vì cả 2 đều dễ tạo cảm giác no nên nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, thậm chí có thể gây trào ngược axit dạ dày. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm ức chế thức ăn trong ruột và dạ dày, dẫn đến khó tiêu hóa, hấp thụ, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc mãn tính.

4. Cà chua

Nếu bạn ăn khoai lang, bạn phải ngừng ăn cà chua. Nếu ăn khoai lang với cà chua, bạn có thể mắc bệnh sỏi. Vì đường trong khoai lang lưu lại trong dạ dày sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.

Cà chua dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, khiến thức ăn tích tụ trong ruột và dạ dày, gây khó tiêu hóa, khó hấp thụ. Điều này cũng có thể gây đau bụng và tiêu chảy.

5. Gà

Khoai lang không nên ăn cùng thịt gà vì cả 2 đều khó tiêu nên nếu ăn chung sẽ dễ gây trướng bụng, đau bụng. Trường hợp nặng, chúng còn có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.

Nguồn Tổ Quốc