Viêm gan B có biểu hiện gì?
Dấu hiệu viêm gan B là gì? Bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng. Có những người mắc viêm gan B trong một thời gian dài nhưng không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay biểu hiện bất thường. Viêm gan B được chia theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính thường ủ bệnh trong vòng từ 1-6 tháng. Ở giai đoạn này, bệnh thường không có biểu hiện gì. Rất nhiều người bệnh không cảm thấy bất cứ dấu hiệu nào. Hoặc với những người bệnh cơ thể có sức đề kháng yếu, sẽ có biểu hiện như: nước tiểu đậm, mệt mỏi buồn nôn, vàng da vàng mắt, đau bụng tiêu chảy, gan to…
- Giai đoạn mãn tính thường thời gian mắc bệnh trên 6 tháng. Ở giai đoạn này bệnh nhân cũng không có biểu hiện gì nhiều. Một số người có thể có các biểu hiện của giai đoạn viêm gan B cấp tính như chán ăn, đau bụng, sốt, vàng da vàng mắt…
Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B là bệnh lây khi tiếp xúc với các chất dịch hoặc máu của người nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao thông qua một số cách như:
- Lây qua đường máu: Khi dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh; Da có vết xước và tiếp xúc với phần da hở của người mắc viêm gan B; Bị nhiễm máu của người bệnh khi dùng chung dao cạo râu, xăm hình, phẫu thuật, tiểu phẫu y tế, nha khoa…
- Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng chung dụng cụ tình dục. Con đường lây truyền này thường gặp ở các trường hợp không tiêm phòng và có nhiều bạn tình.
- Lây từ mẹ sang con. Viêm gan B lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Tuy nhiên mức độ lây nhiễm phụ thuộc vào nồng độ của virus viêm gan B của bà mẹ. Còn nồng độ virus viêm gan B có trong sữa mẹ rất ít. Và nếu có lây nhiễm trong trường hợp này là do trẻ cắn ti mẹ khiến da bị trầy xước, chảy máu.
Khi nào cần tiêm viêm gan B
Nhiều người nghĩ rằng tiêm vaccine viêm gan B xong sẽ không bị mắc bệnh. Thế nhưng, những trường hợp đã tiêm vaccine viêm gan B vẫn có khả năng mắc lại. Hoặc trên thực tế cũng có nhiều người tiêm vaccine viêm gan B xong nhưng cơ thể không có kháng thể. Vì vậy sau khi tiêm xong, mọi người nên làm xét nghiệm kháng để xác nhận lại. Bên cạnh đó, mọi người cần tiêm đủ liều và liều nhắc lại cần tiêm đúng lịch trình.
Mọi người nên tiêm nhắc lại vaccine viêm gan B trong vòng 5 năm trở lại. Sau khi tiêm hết đủ 3 mũi, trong vòng 6 tháng đến 1 năm nên xét nghiệm kháng thể để xác nhận xem cơ thể có kháng thể hay chưa.
Viêm gan B tiêm mấy mũi?
Nếu tiêm phòng viêm gan B, người lớn nên làm xét nghiệm để biết cơ thể đã có kháng thể hay chưa và xem bản thân có bị nhiễm virus hay không.
Đối với trường hợp chưa bị nhiễm virus viêm gan B (kết quả HBsAg âm tính) và cơ thể chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) thì nên tiêm phòng 3 mũi theo lịch trình: mũi 1; mũi 2 khách mũi 1 một tháng; mũi 3 tiêm sau khi tiêm mũi 1 6 tháng.
Các đối tượng có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao cần sàng lọc và tiêm phòng viêm gan B. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao bao gồm:
- Những người quan hệ tình dục đồng giới.
- Những người bị mắc bệnh lây qua đường tình dục.
- Người có nhiều bạn tình.
- Nhân viên y tế, lực lượng chức năng, người làm việc trong các môi trường có khả năng tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.
- Người bị bệnh thận giai đoạn cuối có chạy thận, người nhiễm HIV.
- Những người mắc đái tháo đường và những người cao tuổi (trên 60 tuổi).
- Người tiêm chích ma túy.
- Có người trong gia đình hoặc có bạn tình bị nhiễm viêm gan B.
- Người bị viêm gan mạn tính, viêm gan C.
Nguồn: suckhoedoisong