Nhiều bố mẹ từng thấy con biếng ăn, hay liếm, nhai đồ chơi, bìa hay sách... tưởng bé mọc răng mà không biết đó là dấu hiệu thiếu vi chất, rất có thể ảnh hưởng đến thể chất và não bộ của trẻ khi lớn lên.
Kẽm và sắt có vai trò như thế nào với sự phát triển của trẻ
Kẽm và sắt là thành phần dinh dưỡng vi lượng, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhưng khá nhiều bố mẹ từng thấy bé cưng của mình biếng ăn, hay liếm, nhai đồ chơi, bìa hay sách... lại cứ nghĩ là bé mọc răng, khó chịu mà không biết đó là dấu hiệu thiếu 2 chất kẽm và sắt đã ở mức cao.
Nếu các bố mẹ không kịp thời bổ sung ngay 2 chất kẽm và sắt ngay cho bé cưng, thì trẻ phải đối mặt với nguy cơ giảm sức đề kháng, ăn không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thể chất và chiều cao và cân nặng... khi trưởng thành,
Theo các nhà dinh dưỡng, sắt là chất có vai trò quan trọng trong việc tạo máu và vận chuyển oxy. Việc thiếu sắt ở trẻ thường làm trẻ tăng trưởng kém, mất tập trung, dễ viêm nhiễm, vết thương lâu liền, miễn dịch kém và có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.
Thiếu 2 chất kẽm và sắt trẻ phải đối mặt với nguy cơ giảm sức đề kháng, ăn không ngon, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành. Ảnh minh họa.
Kẽm nguyên tố là một vi chất quan trọng, có nhiều vai trò trong các đáp ứng miễn dịch, hoạt động của insulin, cũng như hằng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm thường liên quan đến chậm tăng trưởng, có thể làm trẻ thay đổi vị giác dẫn đến ăn uống không ngon miệng, và suy yếu hệ miễn dịch.
Kẽm và sắt là 2 chất chứa thành phần dinh dưỡng vi lượng, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo máu và vận chuyển oxy. Do đó, thiếu sắt ở trẻ thường làm trẻ tăng trưởng kém, mất tập trung, dễ viêm nhiễm, vết thương lâu liền, miễn dịch kém và có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.
Kẽm nguyên tố là một vi chất quan trọng, có nhiều vai trò trong các đáp ứng miễn dịch, hoạt động của insulin, cũng như hằng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm thường liên quan đến chậm tăng trưởng, có thể làm trẻ thay đổi vị giác dẫn đến ăn uống không ngon miệng, và suy yếu hệ miễn dịch.
Theo PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Hậu quả thiếu 2 chất kẽm và sắt kéo dài đối với một đứa trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan, đặc biệt sự phát triển trí não, đứa trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, đứa trẻ dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển, đứa trẻ sẽ kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng".
Tuy nhiên, Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy: Trong giai đoạn 2019 - 2020, có 60% trẻ từ 6 tháng đến gần tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt không phân biệt thành thị và nông thôn. Đây là một con số đáng báo động.
Hậu quả thiếu kẽm và sắt kéo dài khiến trẻ trẻ mệt mỏi, dễ nhiễm trùng, kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Ảnh minh họa.
Cha mẹ nhận biết con thiếu sắt kẽm như thế nào?
PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Bố mẹ rất là khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của em bé trong quá trình nuôi dưỡng, mà chỉ biết được khi đứa trẻ có hậu quả của thiếu Kẽm và thiếu sắt gây ra".
Các chuyên gia cho biết vì không có dấu hiệu thiếu điển hình của 2 chất này, nên cha mẹ thường chủ quan không bổ sung 2 chất kẽm và sắt cho con.
Việc thiếu 2 chất sắt và kẽm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, giảm khả năng tập trung, giảm chỉ số thông minh, trẻ dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành.
Sau đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ đã có một thời gian dài thiếu 2 chất kẽm và sắt:
- Suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt
- Thèm ăn các những thứ không phải là thực phẩm như giấy bìa, khăn, đất…
- Biểu hiện trên da và niêm mạc: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt.
- Móng tay, móng chân mỏng
- Lưỡi khô, dễ bị sung viêm.
- Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt.
- Tóc móng giòn dễ gãy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Kém hấp thu, chậm tăng cân.
- Chậm phát triển chiều cao.
- Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng.
- Gây thiếu máu.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/thay-con-bieng-an-hay-nhai-liem-do-choi-bia-giay-bo-me-can-bo-sung-ngay-2-chat-nay-keo-tre-se-thap-lun-kem-thong-minh-172220311131436198.htm
-
Dinh dưỡng cân bằng – Chìa khóa của kiểm soát cân nặng
-
Dàn nam thần Hàn Quốc giữ da đẹp thế nào dù trang điểm liên tục?
-
Sai lầm trong điều trị ung thư: trả giá bằng mạng sống
-
Tạm biệt tóc bết dính nhanh chóng với những lưu ý cơ bản
-
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha mắc COVID-19
-
6 điều giúp bảo vệ làn da trong phòng điều hòa
-
Những khác biệt giữa người nhiễm biến thể Delta và Omicron
-
WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới
-
Khoảng thời gian lý tưởng nên nhịn ăn để có kết quả xét nghiệm máu chính xác
-
Tiếng lạo xạo ở đầu gối báo hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm nào?