9 cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

ngày 30/06/2020

Dùng đá lạnh: Chườm viên đá lạnh lên vết loét nhiệt miệng sẽ làm giảm đau và viêm.

Súc miệng nước muối: Muối có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau và viêm do nhiệt miệng hiệu quả. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng, bạn cần phải súc miệng nước muối thường xuyên.

Mật ong: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, đặc tính kháng khuẩn cao của mật ong giúp giảm tình trạng tấy đỏ, đau do vết loét nhiệt miệng mang lại.

Baking soda: Baking soda có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa axit gây kích ứng và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp làm lành các vết loét do nhiệt miệng nhanh hơn.

Nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm giúp mau lành các vết loét miệng. Ngoài ra, nha đam cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau.

Dầu dừa: Sự hiện hiện của axit lauric trong dầu dừa sẽ giúp giảm sưng, đau và cảm giác khó chịu do nhiệt miệng.

Tỏi: Tỏi giúp giảm tình trạng loét miệng do thành phần chứa allicin. Một hợp chất có hoạt tính sinh học cao có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.

Trà hoa cúc: Hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và làm se các vết loét. Loại hoa này cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các vết thương, vết bầm tím, bỏng, nhiệt miệng và một số bệnh khác.

Vitamin B12: Vitamin B12 là loại vitamin có tác dụng điều trị các vết loét do nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn có thể bổ dụng thêm B12 thông qua việc tiêu thụ các thực phẩm như thịt/trứng gia cầm, cá, thịt, sữa…

Nguồn: Báo VTC News