Nếu so sánh về việc cung cấp năng lượng, một bát rau có khi chỉ bằng 3 miếng thịt to, tuy nhiên các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo tuyệt đối không nên bỏ rau để ăn thịt.
Trung bình một người trưởng thành mỗi ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 1.600 đến 2.000 kcal (năng lượng) từ nhiều nguồn khác nhau như chất đường bột, chất béo, chất đạm và rau xanh… Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao các loại rau xanh (rau lá) không có nhiều chất sinh ra năng lượng, hay nói cách khác là cung cấp ít năng lượng nhưng lại được các chuyên gia khuyến cáo nên ăn đầy đủ. Trong khi đó chất đạm, chất béo lại được khuyên không nên ăn quá nhiều?
TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, đây là vấn đề nhiều người quan tâm, nhất là ai thích ăn thịt, lười ăn rau. Nếu xét trên khía cạnh năng lượng thì đúng là rau xanh cung cấp rất ít năng lượng nếu so sánh với nội tạng động vật hay thịt lợn, gà, bò, cá… Tuy nhiên, TS Từ Ngữ khuyên mọi người tuyệt đối không bỏ qua rau xanh chỉ vì lý do nó cung cấp ít năng lượng.
Các loại rau lá dù ít năng lượng nhưng tuyệt đối không bỏ qua trong bữa ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Vị tiến sĩ dinh dưỡng cho rằng, mỗi loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều cung cấp lượng vitamin, chất xơ, muối khoáng, chất pectin, axit hữu cơ cho cơ thể mà các thực phẩm khác không có được.
Tiến sĩ Từ Ngữ lấy ví dụ, các loại rau màu xanh thường chứa nhiều vitamin C và K. Các loại rau gia vị thường chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất tốt cho sức khỏe. Các loại quả có múi thì giàu vitamin C, beta-caroten và các flavonoids - được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật…
Đối với vấn đề ăn bao nhiêu rau là đủ, bác sĩ Từ Ngữ cho biết điều này tùy vào sở thích và thực trạng sức khỏe mỗi người nhưng tốt nhất mỗi ngày nên ăn 400-500 gam rau xanh, quả chín là đủ. “Để biết cơ thể có ăn đủ rau hay không thì chúng ta phải chú ý khi đại tiện. Nếu đại tiện đều, chất thải thành khuôn, không bị táo bón thì chứng tỏ cơ thể nhận đủ chất xơ và ngược lại”, tiến sĩ Từ Ngữ cho hay.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, ăn đủ rau còn giúp ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, thừa cân béo phì… Việc ăn không đủ rau có thể khiến cho phân bị giữ lại trong đại tràng, tăng nguy cơ tái hấp thu chất độc, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ưu tiên số một của TS Từ Ngữ là chọn và ăn rau theo mùa. Ảnh: Lê Phương
Dù rau có vai trò quan trọng nhưng cũng không ít người băn khoăn sợ ăn phải rau bẩn, nhiễm hóa chất. TS Từ Ngữ cho rằng đây là vấn đề vĩ mô không phải một người, một ngành có thể xử lý trong một sáng, một chiều. Riêng đối với cá nhân ông Ngữ, quan điểm ăn và chọn rau dựa vào 4 tiêu chí chính:
- Ưu tiên chọn rau chính vụ, ít nhất sẽ hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật.
- Với các loại rau lá, ưu tiên một số loại như rau muống, rau ngót..., vì thường sẽ ít bị phun thuốc trừ sâu hơn.
- Ăn rau củ, rau quả (bí xanh, bí đỏ, cà rốt, su su…) nhiều hơn vì cảm giác an toàn hơn rau ăn lá. Ít nhất củ, quả có thể gọt được vỏ.
- Ăn rau hỗn hợp, mỗi bữa có ít nhất 5 loại rau. Những loại rau theo cá nhân ông Từ Ngữ cho rằng sẽ phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật như rau cải thì ông và gia đình sẽ ít ăn.
Nguồn: phunuvietnam.vn
-
Lưu ngay tips chọn địa điểm tổ chức sinh nhật cho bé ấn tượng và chuyên nghiệp
-
Dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ diễn biến ra sao? GS.TS Phan Trọng Lân đưa ra 2 kịch bản
-
Bài tập thư giãn và tăng cường cơ mắt
-
COVID-19: Diễn biến xấu trên toàn cầu, Việt Nam kiểm soát chặt người nhập cảnh
-
Hải Phòng: Giãn cách xã hội huyện Vĩnh Bảo theo Chỉ thị số 16
-
Nóng: Bộ Y tế yêu cầu các địa phương ứng phó với với biến chủng Omicron
-
Phát hiện mới về thời gian mắc Omicron và số mũi tiêm ngừa vắc-xin
-
Ung thư tuyến giáp, ăn ngay 5 loại trái cây này
-
Châu Kiệt Luân nhập viện
-
7 tác dụng 'thần kỳ' của việc tẩy da chết