Sau khi kết hôn được 2 tháng, chị H. thường xuyên bị đau khi quan hệ với chồng cùng cảm giác muốn đại tiện.
Mới đây, anh N.H.T., 27 tuổi, trú tại Hà Nội, cùng vợ là chị T.N.H., đã phải tới thăm khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội do không thể quan hệ tình dục.
Họ đã kết hôn được 2 tháng. Tuy nhiên, khi giao hợp, chị H. luôn bị đau và có cảm giác muốn đại tiện.
Sau khi thăm khám, thạc sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học, nhận định nguyên nhân đến từ việc anh T. gặp phải tình trạng cong dương vật về phía dưới (khoảng 40 độ) và xoay trục sang phải.
Theo bác sĩ Việt, tình trạng này khá phổ biến ở nam giới. Ông cho hay góc cong càng lớn, mức độ ảnh hưởng tới chức năng tình dục sẽ nhiều hơn. Khoái cảm, độ cương cứng và khả năng tiểu tiện của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
Thạc sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học, thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
"Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tình trạng cong dương vật tác động rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, xấu hổ, nhiều bệnh nhân vẫn không đi khám để tìm rõ căn nguyên và xử lý", vị chuyên gia nói.
Theo bác sĩ này, tình trạng cong dương vật được chia làm 2 loại. Cong dương vật bẩm sinh xuất phát từ sự phát triển không tương xứng của bao trắng vật hang, thường kèm bất thường niệu đạo, khiến bộ phận này bị cong khi cương cứng.
"Tình trạng này chiếm khoảng 0,4-0,6% nam giới và thường được phát hiện ở người trẻ tuổi, thời điểm họ bắt đầu quan tâm tới hình thái của dương vật hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục", bác sĩ Việt cho biết.
Loại thứ 2 là cong dương vật mắc phải, còn được gọi tên là bệnh Peyronie. Tình trạng này đến từ sự hình thành mảng xơ ở bao trắng thể hang. Các mảng xơ này cản trở sự giãn nở của bao trắng khi cương cứng, dẫn đến cong dương vật.
Bệnh Peyronie có tỷ lệ khoảng 0,4-3,2% nam giới và thường gặp ở đàn ông trung niên, cao tuổi.
Bác sĩ Việt cũng thông tin một số biểu hiện để nhận biết tình trạng cong dương vật là thông qua hình dáng, đau khi cương cứng, quan hệ tình dục, giảm khoái cảm, gây đau cho đối tác.
"Dương vật có thể cong lên trên, xuống dưới, sang phải, trái và kèm theo tình trạng xoay trục", vị chuyên gia nói thêm.
Ngoài ra, bệnh nhân Peyronie còn có thể sờ thấy mảng xơ cứng dọc theo thân dương vật. Ở người gặp tình trạng này, tia tiểu cũng sẽ bị lệch theo hướng cong của dương vật.
Đáng chú ý, bác sĩ này cho hay do e ngại, xấu hổ, nhiều bệnh nhân, thay vì tới bệnh viện, quyết định tìm cách chữa trên Internet, thậm chí tự bẻ dương vật nhằm đưa bộ phận này trở về hình dạng bình thường.
"Việc làm này khiến nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì vấn đề diễn biến nặng hơn, thậm chí gãy dương vật do tự ý bẻ trong trạng thái cương cứng", ông nói.
Theo bác sĩ Việt, các trường hợp góc cong dưới 20 độ thường không ảnh hưởng tới chức năng tình dục và tiểu tiện, do đó không cần điều trị. Tuy nhiên, khi góc cong trên 30 độ, khả năng tình dục và tiểu tiện bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể phải cân nhắc can thiệp bằng phẫu thuật.
Một số trường hợp có thể điều trị nội khoa trong 1-2 năm. Nếu thất bại, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy hết mảng xơ, sử dụng mảnh ghép nhân tạo hoặc tự thân để tạo hình lại.
Bác sĩ Việt cũng khuyến cáo nam giới cần phòng tránh tình trạng này bằng việc tránh quan hệ tình dục sai tư thế, quá mạnh bạo dẫn đến chấn thương.
Nguồn: https://zingnews.vn/bat-thuong-khien-nam-gioi-khong-the-quan-he-tinh-duc-post1306109.html
-
Nghiên cứu mới: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não
-
Hàng chục y bác sĩ, bệnh nhân BV Thận Hà Nội cách ly vì liên quan BN 254 mắc COVID-19
-
3 loại thực phẩm nên ăn khi mắc thủy đậu
-
Cách ăn dứa để giảm cân
-
Các nước đang triển khai tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư như thế nào?
-
Lý do vắc xin Covid-19 không có tác dụng mãi mãi
-
Chạy bộ rèn luyện sức khỏe, giảm cân, cần tập bao lâu mới có tác dụng?
-
Từ hôm nay Sài Gòn tiếp tục ngưng Thánh lễ cộng đồng
-
Bã cà phê hóa ra lại là 'thần dược' cho cuộc sống thường ngày
-
Chăm sóc giấc ngủ và cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi