Quả sung có thể cải thiện chứng táo bón, giảm béo, hạ colesterol, tăng thể lực, giảm đau, giảm ho, đồng thời phòng được tiểu đường và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Quả sung có thể chữa táo bón, giảm béo, hạ colesterol, tăng thể lực, giảm đau, giảm ho, đồng thời phòng được tiểu đường và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt, chát, có công hiệu tiện tỳ, thanh tràng, tăng cường tiêu hóa, sạch ruột, tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lị, trĩ, đau họng, mụn, nhọt, mẩn ngứa,... Còn theo một số sách y học cổ truyền, chất nhựa trắng trong quả sung tươi bôi ngoài ra có thể trị khỏi mụn cóc.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 100g quả sung chứa 1g protein, 0,4g chất béo, 12,9g đường, 49mg canxi, 23mg phốt pho, sắt 0,4 mg,...Vì vậy, quả sung rất tốt cho sức khỏe của bạn và mọi người trong gia đình. Nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế các loại tế bào ung thư như ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, làm chậm quá trình di căn.
Ảnh minh họa
4 công dụng tuyệt vời từ quả sung
Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Tốt cho huyết áp, tim mạch
Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.
Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Giúp ngừa loãng xương
Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Hỗ trợ ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đề phòng 3 tác dụng phụ khi ăn quả sung
Ảnh minh họa
Xuất huyết
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Tụt đường huyết
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Nguồn: giadinh.net.vn
-
TP.HCM: Đã lấy mẫu 50 người tiếp xúc gần với nam bệnh nhân 22 dương tính trở lại, dự kiến thêm 5 ca khỏi bệnh
-
Đồng hồ để bàn Rhythm CRH111FR06 - Sự sang trọng toát nên từ những đường nét cổ điển
-
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào?
-
Đủ chiêu móc túi người bệnh: Đơn thuốc 'bia kèm lạc'
-
Việt Nam đối mặt với đợt dịch nguy hiểm
-
Nga kêu gọi công ty dược của Anh thử kết hợp với vaccine Sputnik V
-
Nhiều lợi ích bất ngờ từ củ khoai mì ít người biết đến
-
Môi mọng nước: Một nét chấm phá tuyệt mỹ tăng thêm sức hút của tính nữ
-
Sửa ngay 10 thói quen xấu gây hại tới tim mạch nhiều người ít ngờ tới
-
5 tác dụng bất ngờ của quả việt quất