Tác dụng bất ngờ của hạt lạc

ngày 06/07/2022

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường sức khỏe não bộ. Lý do là trong lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

Ảnh minh họa

Lợi ích đối với sức khỏe

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lạc giàu chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa như axit oleic. Nên ăn lạc hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất 4 lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.

Giảm lượng cholesterol: Các chất dinh dưỡng trong lạc không những làm tăng cường trí nhớ mà còn giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, đồng chứa trong hạt lạc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.

Ngăn ngừa lão hóa: Lạc chứa polyphenol tự nhiên, ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

Tốt cho xương: Trong lạc có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này kết hợp với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả sức khỏe của răng.

Ngăn ngừa sỏi mật: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, người ăn ít nhất 58 gram lạc hoặc bơ lạc mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.

Tăng cường trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường sức khỏe não bộ. Lý do là trong lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Lạc là loại thực phẩm rất giàu vitamin B, kẽm và vitamin E, giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng.

Những lưu ý khi ăn lạc

Không được ăn lạc đã mốc, có mùi lạ: Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.

Không ăn lạc đã mọc mầm: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Không ăn khi đang bị ho: Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm.

Không ăn khi bị mụn: Trong lạc chứa nhiều androgen. Đây là một loại hormone khiến mụn mọc nhiều hơn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn.

Không ăn khi bụng đói: Ăn lạc lúc đói thì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác ấm ách, khó chịu.

Những người không nên ăn lạc

Nhóm người bị rối loạn tiêu hóa: Lạc chứa nhiều protein, nếu ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho sự vận hành của đường ruột.

Nhóm người mắc bệnh huyết khối: Hạt lạc có tác dụng điều chỉnh và cầm máu, làm tăng huyết dịch và thúc đẩy quá trình đông máu, thúc đẩy sự hình thành huyết khối. Vì vậy, người có độ nhớt máu cao hoặc bệnh máu vón cục thì nên hạn chế ăn lạc.

Nhóm người có bệnh về gan mật: Người có bệnh về gan mật nếu vô tình ăn quá nhiều lạc, bổ sung quá mức lượng đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, thậm chí làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người mỡ máu: Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên. Lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, có hại cho cơ thể.

Người hay bốc hỏa: Hạt lạc có vị ngọt, tính nóng. Người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét... do chứng nội nhiệt bốc hỏa nếu ăn lạc sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh tiểu đường: Do chứa nhiều chất béo nên bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều lạc.

Người bị bệnh gout: Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

Nguồn: phunuvietnam.vn