Những cấm kỵ khi ăn vải thiều không được bỏ qua

ngày 30/06/2022

Vải thiều là một loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn không đúng cách.

Vải được nhiều người yêu thích bởi loại quả này có hương vị ngọt ngào, mọng nước và thơm ngon. Vải có thể được ăn tươi và chế biến thành nhiều món ngon như nước trái cây, thạch hay kem hấp dẫn. Không chỉ ngon, vải còn chứa nhiều dưỡng chất như nước, vitamin C, kali và đồng. Vitamin C trong vải có thể cung cấp tới 9% hàm lượng cần thiết trong ngày. Còn khoáng chất kali và đồng nếu cung cấp đủ thì rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Trong quả vải cũng chứa các hợp chất thực vật chống oxy hóa. Bên cạnh đó, epicatechin trong vải có thể giảm nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi ăn vải, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây để tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.

Những điều kiêng kỵ khi ăn vải tránh gây hại cho cơ thể

Không được ăn vải khi bụng đang đói

Lượng đường khá cao trong vải sẽ không tốt khi bạn đang trong tình trạng đói bụng. Lúc này, lượng đường sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày của bạn co bóp khi rỗng, dẫn đến hiện tượng đau, đầy hơi. Từ đó góp phần làm gia tăng các cơn đau dạ dày trong bạn. Bên cạnh đó khi bụng đang đói mà bạn không từ chối được sự hấp dẫn của vải còn khiến bạn dễ mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến bủn rủn tay chân, mất sức tạm thời.

Không được ăn nhiều vải

Bởi vì khi ăn nhiều vải rất dễ gây hạ đường huyết đột ngột, xuất hiện tình trạng chóng mặt, khát nước, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn...Một số trường hợp nặng có thể gây hôn mê, co giật, loạn nhịp tim rất nguy hiểm. Trong y học gọi là hiện tượng ngộ độc vải thiều cấp tính. Đặc biệt không tốt với người có thể trạng yếu, huyết áp thấp.

Bệnh nhân đái tháo đường nên cẩn thận khi ăn vải

Trong cùi quả vải chứa hàm lượng lớn đường glucose, nếu lỡ ăn nhiều vải tươi vào một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucose trong máu vượt quá khả năng hấp thu, chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, rất dễ làm tăng đường huyết nhanh, không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, vải không phải là hoa quả được ưu tiên cho người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai mà bị mắc tiểu đường.

Không ăn khi cơ thể bị nóng trong

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.

Không ăn vải khi mới phẫu thuật

Quả vải có tác dụng giảm lượng đường trong máu nên khi ăn có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Phụ nữ có thai không nên ăn vải

Phụ nữ có thai thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao, vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn…

Phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn, chỉ nên ăn 100-200 gram.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Cách xử lý khi bị ngộ độc vải

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu bạn ăn nhiều một lúc sẽ khiến lượng lớn đường đi vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây nên triệu trứng "say vải".

Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Uống ngay 1 cốc nước đường khi có biểu hiện say vải

Để phòng trừ ngộ độc vải, tốt nhất trước khi ăn ta nên ngâm vào nước muối loãng. Trước khi ăn có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.

Nguồn: hanoitv.vn