Nguyên nhân nào gây nên bệnh thiếu máu ở trẻ em?

ngày 23/12/2021

Thiếu máu ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm bố mẹ cần chú ý nhé.

Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm bố mẹ cần chú ý nhé.. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em là do trong cơ thể trẻ không có đủ lượng hồng cầu cần thiết. Tế bào hồng cầu là một loại protein sắc tố đặc biệt, có tác dụng cung cấp oxy cho những tế bào khác trong cơ thể. Việc suy giảm tế bào hồng cầu sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thiếu máu nếu gặp một trong các tình trạng liên quan sau:

Không sản xuất đủ hồng cầu: Điều này sẽ xảy ra nếu bé không nhận đủ lượng sắt hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết khác trong chế độ ăn uống.

Mất tế bào hồng cầu do xuất huyết: Bạn có thể nhận thấy rõ ràng vấn đề này khi máu xuất hiện trong phân của trẻ nhiều lần.

Cơ thể phá hủy quá nhiều tế bào hồng cầu: Tình trạng thiếu máu này thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh tiềm ẩn hoặc bị di truyền rối loạn hồng cầu (ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm).

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương. Đời sống hồng cầu trung bình là 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số hồng cầu già bị chết. Vì vậy, nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bệnh lý, mất máu do chảy máu.

Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

Thường gặp nhất là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu. Hồng cầu lại đảm nhiệm như một “chiếc xe” cung cấp oxy đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan ngược trở về phổi để đào thải ra bên ngoài.

Trẻ bị thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường.

Thiếu máu do bệnh lý về máu

Có nhiều lý do làm cho đời sống của hồng cầu ngắn hơn bình thường, làm cho hồng cầu chết nhiều hơn gây ra thiếu máu. Một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Một bệnh lý di truyền có thể làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp nhất là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu.

Thiếu máu do chảy máu

Nếu trẻ bị mất máu ít như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu trẻ bị mất máu nhiều như nôn, ói ra máu, bị tai nạn thì tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu để bù đắp lượng máu mất một cách nhanh chóng. Do đó, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em

Mệt mỏi và suy nhược

Mệt mỏi và suy nhược là một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh thiếu máu ở trẻ em. Sự thiếu hụt hemoglobin làm giảm cung cấp oxy trong cơ thể, do đó cản trở hoạt động của các cơ quan quan trọng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và chóng mặt hầu hết thời gian.

Vết thương lâu lành

Một nghiên cứu cho biết sắt đóng một vai trò lớn đối với da và chữa lành vết thương trên da. Chất dinh dưỡng quan trọng này từ lâu đã được biết đến để giữ cho da, tóc, móng tay và màng nhầy khỏe mạnh. Thiếu sắt có thể dẫn đến các vấn đề về da và làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

Da nhợt nhạt

Da xanh xao là một trong những dấu hiệu cơ bản của bệnh thiếu máu ở trẻ em. Trẻ thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu giảm hoặc nồng độ hemoglobin thấp, khiến chúng trông nhợt nhạt hơn so nước da bình thường.

Nhiễm trùng thường xuyên

Thiếu máu ở trẻ em có thể gây ra một số loại bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm dạ dày ruột. Thiếu máu thường làm cho máu có oxy trong cơ thể lưu thông kém, dẫn đến khả năng miễn dịch thấp hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguyen-nhan-nao-gay-nen-benh-thieu-mau-o-tre-em/20211223092332186