Kinh nguyệt là một quá trình sinh học lặp đi lặp lại mỗi tháng của một nửa thế giới. Nhưng hầu hết phụ nữ đều không hiểu rõ về bốn giai đoạn của mỗi chu kỳ. ELLE sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đáng tin cậy từ chuyên gia về kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng.
Ảnh: Getty Images
Giai đoạn đầu tiên là kinh nguyệt (khi hành kinh). Thứ hai là giai đoạn nang trứng (khi cơ thể bạn có khả năng có thai). Rụng trứng là giai đoạn tiếp theo – khi trứng rụng từ buồng trứng với mục đích chuẩn bị thụ tinh với tinh trùng. Giai đoạn cuối cùng được gọi là giai đoạn hoàng thể (luteal) . Khi đó, có hai trường hợp xảy ra: Bạn được thụ thai hoặc không thụ thai. Khi không thu thại, thành tử cung sẽ rơi ra bạn sẽ bắt đầu giai đoạn một của chu kỳ tiếp theo. Trong đó, quá trình rụng trứng làm nhiều quý cô bối rối.
RỤNG TRỨNG LÀ GÌ?
Rụng trứng là giai đoạn buồng trứng sản sinh ra một quả trứng. Nhưng quá trình này khá phức tạp! Theo Phòng khám Cleveland, quả trứng đó là nỗ lực thụ thai của cơ thể, và số lượng trứng chỉ có hạn. Dù bạn được sinh ra với 1 triệu trứng chưa phát triển. Nhưng chỉ còn khoảng 300 nghìn trứng khi đến tuổi dậy thì và con số đó tiếp tục giảm dần khi bạn già đi.
Mỗi tháng, cơ thể nuôi lớn một quả trứng như vậy trong thời kỳ rụng trứng. Khi cơ thể bạn sản sinh đủ lượng estrogen và lượng hormone hoàng thể tăng lên. Lúc này trứng xuất hiện và được đưa qua ống dẫn trứng về phía tử cung. Estrogen kích thích tử cung sản xuất thêm máu và mô mềm, làm thành tử cung dày lên, chuẩn bị để chứa trứng được thụ tinh. Trứng chỉ sống được từ 12 đến 24 giờ để đợi tinh trùng đến thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh, nó sẽ được chuyển đến tử cung. Sau đó bám vào thành tử cung, ở đó phát triển thành em bé. Nếu trứng không được thụ tinh, thành tử cung sẽ rơi ra cùng với trứng tạo thành máu kinh.
Ảnh: Getty Images
THỜI ĐIỂM RỤNG TRỨNG
Nếu bạn đang cố thụ thai, giai đoạn rụng trứng là thời điểm lý tưởng cho bạn. Trong một chu kỳ 28 ngày, phụ nữ thường rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14. Tùy mỗi cá nhân, thời gian rụng trứng sẽ kéo dài từ 12 đến 48 giờ.
Bác sĩ Mary Jane Minkin – Giáo sư môn Sản khoa, Phụ khoa và Sức khỏe Sinh sản tại Đại học Y Yale, Mỹ – phát biểu: “Bất kể chu kỳ của bạn dài bao nhiêu ngày, bạn có thể tính ngày rụng trứng bằng cách lấy số ngày chu kỳ trừ đi 14”. Ví dụ, ngày cuối cùng của chu kỳ (1 ngày trước ngày hành kinh) là ngày 30/6, ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày 16.
CÁC TRIỆU CHỨNG KHI RỤNG TRỨNG
Cơ thể có những dấu hiệu cho bạn biết khi nào nó đang rụng trứng. Theo Hiệp hội American Pregnancy Association, các triệu chứng khác nhau ở từng người. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất là dịch từ cổ tử cung, có dạng đặc sệt giống như lòng trắng trứng – kết cấu cần thiết để giữ tinh trùng sống và có khả năng thụ tinh cho trứng.
Nhiệt độ cơ thể phụ nữ những ngày này cũng thường tăng lên. Đồng thời cổ tử cung mềm hơn, nới rộng và ẩm ướt hơn, phục vụ hoạt động tình dục. Một số triệu chứng khác là cơ thể căng lên, ngực nhạy cảm hơn và cảm hứng tình dục tăng.
Ảnh: readersdigest
KHI CƠ THỂ ĐƯỢC THỤ THAI
Nếu đang tính ngày rụng trứng để thụ thai, bác sĩ Minkin cho rằng bạn nên tính luôn một hai ngày trước và sau ngày rụng trứng. Dù trứng chỉ có thể được thụ tinh trong khoảng 12 đến 24 giờ nói trên. Nhưng tinh trùng có thể sống được khoảng bốn, năm ngày trong cơ thể.
Ảnh: healthandmindcare
Nếu bạn đang cố tránh thai, thông tin này cũng cực kỳ quan trọng để bạn có thể tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả trong những ngày này. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các dấu hiệu rụng trứng để xác định giai đoạn rụng trứng chính xác của cơ thể.