Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 2 ngày 16-17/4, một số quận, huyện đã thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, chưa ghi nhận ca phản ứng sau tiêm.
Việc tiêm chủng triển khai theo thứ tự lứa tuổi giảm dần, bắt đầu từ học sinh lớp 6 (từ 11 tuổi đến 11 tuổi 10 tháng tính theo ngày sinh nhật), không mắc Covid-19 hoặc mắc Covid-19 và đã khỏi trên 3 tháng. Vắc xin được sử dụng tiêm là vắc xin hợp Moderna, liều lượng là 0,25ml mỗi trẻ.
Riêng ngày 17/4, TP có 15 quận, huyện, thị xã triển khai tiêm chủng cho học sinh lớp 6; tổng số tiêm được 6.551 mũi. Cộng dồn 2 ngày (16-17/4), TP tiêm được 8.435 mũi tiêm an toàn, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.Dự kiến sau 28 ngày, trẻ sẽ được tiêm mũi 2.
Được biết, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các điểm tiêm đã bố trí theo quy trình một chiều từ tiếp đón, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm; chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ, đội phản ứng nhanh, xe cấp cứu.
Trong quá trình tiêm, cán bộ y tế tư vấn cẩn thận cho phụ huynh và học sinh về loại vắc xin sử dụng, hạn dùng, liều lượng cũng như cách theo dõi sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm. Ngành y tế Hà Nội đã huy động các bệnh viện hạng I, hạng II tuyến TP để tham gia ứng trực tại các điểm tiêm chủng.
Học sinh lớp 6 tại trường THCS Lê Lợi, quận Hà Đông được tiêm vắc xin Covid-19 - Ảnh: Phạm Hải
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, sau tiêm vắc xin Covid-19, hầu hết trẻ sẽ gặp phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, đau tại vị trí tiêm, có thể mệt mỏi, hơi ớn lạnh và sốt. Phản ứng này xuất hiện ở liều thứ hai nhiều hơn liều thứ nhất.
Các phản ứng gặp ít hơn (dưới 10%) là biểu biện buồn nôn, sưng tấy tại chỗ tiêm. Phản ứng gặp ở dưới 1% trường hợp là nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, mất ngủ. Một số cháu cũng biểu hiện ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000; 1/100.000 và 1/1.000.000) là phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
“Ghi nhận tại một số quốc gia đã triển khai trước Việt Nam cũng như thông báo của nhà sản xuất thì tỷ lệ phản ứng hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim ở nhóm trẻ 5-11 tuổi ít hơn nhóm từ 12-17 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi luôn hướng dẫn cán bộ y tế khi triển khai tiêm phải có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác với tất cả phản ứng có thể xảy ra”, PGS Hồng cho hay.
PGS cũng thông tin, những phản ứng thông thường đã nêu có thể xuất hiện từ 4-8 tiếng sau tiêm vắc xin và sẽ có xu hướng giảm dần sau ngày đầu chứ không tăng nặng. Trường hợp phản ứng thông thường trầm trọng lên thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bé xuất hiện những biểu hiện khác với tất cả nội dung cán bộ y tế đã tư vấn thì phụ huynh cũng hãy mạnh dạn gọi điện tới các cơ sở y tế để được tư vấn.
PGS Hồng nhấn mạnh, nếu mải vui chơi, trẻ nhỏ có thể bỏ qua việc kể lại cho cha mẹ những triệu chứng bất thường đang gặp. Bởi vậy, người chăm sóc trẻ phải tích cực hơn, chủ động hơn, hỏi thăm trẻ thường xuyên mới có thể phát hiện kịp thời biểu hiện bất thường. Trường hợp đến cơ sở y tế chậm, bé có thể gặp những rủi ro rất đáng tiếc.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/ha-noi-chua-ghi-nhan-tre-lop-6-gap-phan-ung-sau-tiem-vac-xin-covid-19-2010469.html
-
6 lỗi trang điểm khiến nhan sắc 'xuống hạng'
-
Chóng mặt đi kèm 5 triệu chứng này thì bệnh không nhỏ: Có 3/5 cần đi khám ngay
-
Song Seung Heon tiết lộ tips giữ dáng ở tuổi 46
-
Hy hữu, một phụ nữ tắc ruột do bị dính buồng trứng và vòi trứng, bác sĩ khuyến cáo sau khi sinh mổ tuyệt đối không làm điều này
-
Những dấu hiệu 'tố cáo' hệ miễn dịch kém
-
Quảng Nam thêm 12 F0, 8 ca liên quan karaoke Paradise ở Tam Kỳ
-
Ngủ trong tư thế này có thể gây ra nếp nhăn và khiến bạn già đi trông thấy
-
Bật mí 7 cách làm mờ vết thâm do mụn hiệu quả cho chị em
-
7 loại trái cây vừa ngon vừa rẻ, mẹ cho con ăn thường xuyên để tăng chiều cao
-
Cải thiện chứng táo bón bằng những thay đổi đơn giản