'Theo nghiên cứu các tài liệu trên thế giới, đây là bệnh khá nặng dẫn đến 10% trẻ phải ghép gan, số ca nặng khá nhiều, số ca tử vong cao. Nếu bệnh này xuất hiện ở nước ta thì cũng là điều lo ngại và đáng cảnh báo'- BS Nguyễn Nguyên Huyền, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Tính đến ngày 3/5, trên thế giới đã ghi nhận 228 trường hợp trẻ bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 20 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, trong đó đã có 4 trường hợp tử vong. Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi, hầu hết bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên có một số trường hợp chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan.
Các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt. Đa số các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (virus viêm gan A, B, C, D và E).
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu cho biết hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra đang được diễn ra. Tuy nhiên các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
Sáng 9/5, trao đổi với phóng viên VOV.VN, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, theo nghiên cứu các tài liệu trên thế giới, đây là bệnh khá nặng dẫn đến 10% trẻ phải ghép gan, số ca nặng khá nhiều, số ca tử vong cao.
“Ở nước ngoài, vấn đề ghép gan khá dễ dàng nhưng ở Việt Nam chi phí cho một cuộc ghép gan khá đắt và hơn nữa không phải lúc nào cũng có đủ gan để ghép. Vì vậy, nếu bệnh này xuất hiện ở Việt Nam thì cũng rất lo ngại và đáng cảnh báo”- BS Nguyễn Nguyên Huyền cho biết.
Các chuyên gia của WHO khẳng định, đây là một bệnh không phải do viêm gan A, B, C, D, E gây ra và họ đặt tên là bệnh viêm gan chưa có căn nguyên.
BS Nguyễn Nguyên Huyền cho rằng, theo mô tả, phần lớn trẻ sẽ có triệu chứng khởi đầu ở đường tiêu hóa, trẻ buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Sau đó vài ngày, trẻ có biểu hiện ở gan. Như vậy, khả năng cơ quan đầu tiên bị tấn công ở trẻ là đường tiêu hóa nên có thể đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa.
BS Huyền khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, nâng cao vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm an toàn. Hiện dịch bệnh Covid-19 dần kiểm soát, vào thời điểm mùa hè nên các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa có thể phát triển. Theo đó, bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân từ thế giới xâm nhập vào nước ta là cũng có khả năng xảy ra.
“Cha mẹ đề cao cảnh giác, nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ thì nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa y tế để trẻ được thăm khám và phát hiện kịp thời”- BS Huyền cho biết./.
Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/chuyen-gia-canh-bao-moi-lo-ngai-neu-benh-viem-gan-bi-an-xuat-hien-tai-viet-nam-post942557.vov
-
Phẫu thuật cứu sống bé gái 12 tuổi bị động kinh kháng thuốc
-
Thành phố New York chính thức mở cửa trở lại giai đoạn 3
-
Phát hiện mới về biến chủng AY.4.2
-
8 cách dễ làm giúp lông mày mọc dày tự nhiên
-
Những thực phẩm giúp giảm cân thần kỳ trong ngày Tết
-
Các loại rau họ cà có lợi hay hại cho sức khỏe?
-
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: Không cần đo huyết áp tất cả người tiêm vaccine COVID-19
-
Ăn gì sau khi tập thể dục buổi sáng để giảm cân?
-
5 cách khắc phục quầng thâm dưới mắt hiệu quả tại nhà
-
Mỹ nhân đẹp nhất Thái Lan gây xôn xao khi khoe loạt ảnh hồi nhỏ, liệu nhan sắc có là tự nhiên?