Bệnh tim bẩm sinh: Dấu hiệu, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ

ngày 17/11/2021

Theo thống kê, cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có 8 trẻ mắc tim bẩm sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sau này, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.Dấu hiệu nhận biết con bị tim bẩm sinhCác bệnh tim bẩm sinh có thể phát hiện khi mang thai không?Triệu chứng khi sinh con ra trẻ bị bệnh tim bẩm sinhCách chăm sóc trẻ bị bệnh tim như thế nào?

PGS.TS Vũ Minh Phúc - Chuyên gia về Tim mạch trẻ em- Phòng khám Vinmec Sài Gòn cho biết, những trẻ sơ sinh bị bệnh tim nặng thường có những biểu hiện rõ như sau:

+ Trẻ bị tím, khi quấy khóc sẽ bị tím nhiều hơn, ngủ không yên, bú ít hoặc bỏ bú.

+ Thở rất khó và mệt, nhìn môi tái: Thở khác thường, lồng ngực lòm lại mỗi khi thở và kèm theo ho hoặc có một nhóm trẻ vừa ho vừa tím.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu tim bẩm sinh nhóm trẻ biểu hiện muộn hơn

+ Khi đứa trẻ lớn hơn vượt qua giai đoạn sơ sinh, trẻ từ 3 tháng trở lên thì nhóm trẻ này có những biểu hiện: Ăn kém, bú kém, chậm phát triển, chậm tăng cân. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm như: chậm phát triển do thiếu oxy, thở nhanh, thở co lõm hõm ngực hoặc trẻ bị co tím.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là siêu âm tim có thể phát hiện dị tật tim bẩm sinh từ bào thai.

PGS.TS Vũ Minh Phúc cho biết, hầu hết dị tật tim bẩm sinh có thể phát hiện tuần 16-17 thai kỳ của thai kỳ, khi các phương tiện siêu âm tốt và các chuyên gia có kinh nghiệm thì có thể phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh 11-12 tuần.

Khi mang thai, không phải tất cả các mẹ đều đi siêu âm tim thai, khi khám thai bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra bào thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi, chỉ có một nhóm trường hợp đặc biệt các bà mẹ mang thai được yêu cầu làm siêu âm tim thai như:

+ Bà bầu trong thai kỳ có những diễn biến bất thường: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mắc các bệnh mãn tính nhứ: Lupus ban đỏ, mẹ từng sinh con bị dị tật bẩm sinh.

+ Cha hoặc mẹ, trong gia đình có nhiều người bị tim bẩm sinh nên bác sĩ sợ có chất di truyền khi mang thai sẽ được chỉ định siêu âm tim bào thai.

+ Trong 3 tháng đầu thai kỳ mắc những bệnh như: Mẹ bị nhiễm rubella, sốt, phát ban, sởi, quai bị, các mẹ bầu làm trong môi trường nhiễm độc/ hóa chất hoặc mẹ bầu hút thuốc, uống rượu bia, uống thuốc chống động kinh, an thần trong 3 tháng đầu.

Chính những nguyên nhân đó dẫn tới nguy cơ sinh con bị bệnh tim bẩm sinh, nên các mẹ bầu này khi mang thai bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim bào thai.

Mẹ bầu cũng nên siêu âm tim bào thai khi nghi ngờ có bất thường về nhiễm sắc thể, thông qua đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu mẹ).

Ảnh minh họa

Biểu hiện bệnh tim bẩm sinh phức tạp:

+ Biểu hiện ngay sau khi sinh: bỏ bú, quấy, khóc.

+ Tím, tái rất sớm

+ Khó thở, thở mệt

+ Vã mồ hôi, có thể trẻ phải đưa đi cấp cứu

Tim bẩm sinh có thể gây ra suy tim, áp lực mạch máu phổi tăng, trẻ bị tím tái thiếu oxy. Vì vậy, PGS.TS Vũ Minh Phúc cho hay, tùy thuộc vào loại tim bẩm sinh sẽ có những cách chăm sóc khác nhau:

+ Vấn đề dinh dưỡng: Đối với trẻ bị tim bẩm sinh khẩu phần ăn cao hơn trẻ bình thường. Nếu trẻ biếng ăn cần động viên trẻ, tránh để trẻ suy dinh dưỡng nặng. Những trẻ bị bệnh tim thường khó ăn, khó nuốt, khó tiêu, nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày. Có thể chia thành 8-12 bữa/ ngày thay vì 3-5 bữa/ ngày như thông thường.

+ Chăm sóc chế độ sinh hoạt: Khi trẻ có biến chứng suy tim, tăng áp động mạch phổi, thiếu oxy nặng tím thì những trẻ này nên tránh các hoạt động gắng sức. Tránh để trẻ căng thẳng, quấy khóc, mệt, sốt, táo bón.

+ Vấn đề thuốc men: Cha mẹ cần tuân thủ điều trị cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc cần cho trẻ uống lâu dài, không nên ngưng thuốc đột ngột, trán những biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn: https://giadinhonline.vn/benh-tim-bam-sinh-dau-hieu-trieu-chung-va-cach-cham-soc-tre-d176134.html