Nhảy dây không chỉ thúc đẩy sự phát triển của trẻ mà còn mang lại những lợi ích khác.
Lợi ích của nhảy dây1. Cải thiện chức năng tim phổi
Nhảy dây có thể cải thiện sức bền và khả năng phản ứng tốt của một người. Nếu trẻ kiên trì nhảy dây trong thời gian dài, dung tích phổi của trẻ sẽ được cải thiện. Ngoài ra, nhịp tim của mọi người khi nhảy dây tương đương với khi chạy bộ. Do đó, nhảy dây có thể cải thiện chức năng tim phổi hiệu quả.
2. Thúc đẩy sự phát triển của xương
Nhảy dây có thể kích thích sự phát triển của xương và giúp cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con nhảy dây.
3. Tăng cường sự phối hợp của các chi
Nhảy dây không chỉ giúp các cơ tay chân của trẻ được vận động mà còn tăng cường khả năng phối hợp của các chi. Ngoài ra, nhảy dây còn giúp trẻ sửa một số tư thế xấu như chân chữ O, lưng gù,…
4. Giảm béo
Nhảy dây trong 30 phút có thể tiêu hao khoảng 400 calo. Trẻ béo phì tập nhảy dây mỗi ngày có thể giảm cân, giảm mỡ. Và những trẻ yếu có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp khi nhảy dây.
Muốn đạt được hiệu quả tối đa khi nhảy dây, trẻ cần làm gì?1. Thời gian nhảy dây
Bạn nên cho trẻ tập nhảy dây mỗi tuần 4 - 6 lần, mỗi lần nhảy nửa tiếng. Nếu thời gian nhảy dây quá ngắn, cơ thể sẽ tiêu thụ đường trước và không thể phân hủy chất béo. Tuy nhiên, nhảy dây quá 60 phút sẽ tiêu hao quá nhiều năng lượng của trẻ và khiến trẻ rất mệt mỏi.
2. Thời điểm nhảy dây
Tốt nhất cha mẹ nên cho con nhảy dây trong khoảng thời gian từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối. Lưu ý không cho trẻ tập nhảy dây 1 giờ trước và sau khi ăn.
3. Khởi động trước khi nhảy dây
Mỗi lần trước khi nhảy dây, cha mẹ nên cho con tập khởi động 5 phút để vận động các vùng vai, cổ tay, eo, đầu gối, cổ chân. Ngoài ra, sau khi nhảy dây, hãy cho con thực hiện các bài tập thư giãn.
Mẹo giúp trẻ tập nhảy dây
Để trẻ tập nhảy dây, cha mẹ cần nắm vững các kỹ năng sau:
1. Không uống nước trước và sau khi nhảy dây
Cha mẹ không được cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi nhảy dây, hay uống nước ngay sau khi nhảy dây. Chờ cho đến khi nhịp thở và thân nhiệt của trẻ trở lại bình thường thì hãy cho bé uống nước để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể.
2. Chọn đúng nơi nhảy dây
Khi cho trẻ nhảy dây, ba mẹ nên chọn nơi có bãi đất, sàn gỗ, cỏ để tránh tổn thương khớp của trẻ. Nếu tập nhảy dây trên nền bê tông cứng, bạn nên cho trẻ đi giày cao cổ nhẹ và mềm để tránh làm tổn thương mắt cá chân của trẻ.
3. Nắm vững nhịp nhảy dây
Trẻ em nhảy dây nhanh thì chỉ nên nhảy dưới 10 phút. Nhảy dây chậm thì nhảy 60-80 lần mỗi phút là đủ. Nhảy dây nhanh 140-160 lần mỗi phút là thích hợp. Khi tập nhảy dây, đừng để trẻ nhảy dây quá nhanh kẻo làm tăng gánh nặng cho tim và phổi.
Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/tre-nhay-day-rat-tot-cha-me-nen-khuyen-khich-con-20211116142715876.htm
-
Hà Nội thêm 2 ca mắc COVID-19 là F1 của Giám đốc công ty xây dựng số 2
-
Sáng 20/7 thêm 2.155 ca mắc COVID-19, riêng TPHCM có 1.519 trường hợp
-
Đi khám, ảnh chụp X-quang ổ bụng của bệnh nhân xuất hiện 1 thứ bác sĩ không dám tin
-
6 thói quen gội đầu sai cách khiến tóc rụng cả nắm, chẳng mấy mà trơ da đầu, tiếc rằng ai cũng mắc
-
10 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của dân văn phòng
-
Thủ thuật làm đẹp bị bác sĩ thẩm mỹ từ chối thực hiện
-
Trộn lòng trắng trứng với thứ này thoa lên mặt, làn da xỉn màu khô ráp bỗng bật tông trắng sáng bất ngờ
-
TP Hồ Chí Minh phải có giải pháp mạnh mẽ, triệt để hơn để sớm chấm dứt dịch bệnh
-
Mẹo giúp tóc không còn bết dính do dầu
-
Những biện pháp phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai hiệu quả