Nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn
Vitamin B12 rất cần thiết để cung cấp cho cơ thể năng lượng và thậm chí còn đóng một vai trò trong việc tạo ra DNA và hồng cầu. Cơ thể không thể tự tạo ra loại vitamin này, điều đó có nghĩa là nguồn cung cấp vitamin này từ những gì bạn ăn là vô cùng quan trọng.
Theo Tiến sĩ Niket Sonpal, bác sĩ tiêu hóa và giáo sư tại Đại học Y khoa xương khớp Touro, Hoa Kỳ, thực phẩm mà người ăn chay tránh, chẳng hạn như sữa, cá và thịt, tất cả đều giàu vitamin B12. Với một vài trường hợp ngoại lệ, hầu hết thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều không chứa nó.
Do đó, những người ăn chay trường có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12, có thể gây tổn thương thần kinh. Để đảm bảo sức khỏe tối ưu, điều quan trọng đối với người ăn chay là bổ sung vitamin B12.
Khả năng ăn phải kim loại độc hại cao hơn
Tiến sĩ Sonpal lưu ý, những người theo chế độ ăn chay trường tiêu thụ một lượng lớn protein đậu nành hơn những người ăn chay hoặc không ăn chay. Trong khi thực phẩm làm từ đậu nành thường rất tốt cho sức khỏe đường ruột và cung cấp đủ lượng protein, chúng cũng có thể chứa một kim loại nặng độc hại gọi là cadmium.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những người tiêu thụ các sản phẩm đậu phụ có "mối liên hệ chặt chẽ" nhất với nồng độ cadmium trong mẫu nước tiểu so với những người không tiêu thụ.
Tiến sĩ Sonpal cho biết: “Cadmium rất độc đối với thận và có thể gây ra bệnh thận hoặc khiến xương trở nên yếu hơn.”
Ăn một cách cân bằng các thực phẩm làm từ đậu nành và các nguồn protein thực vật khác như đậu lăng và quinoa sẽ giúp giảm mức độ phơi nhiễm.
Tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố
Đậu phụ là một loại protein thực vật tuyệt vời để ăn, đặc biệt là để thay thế cho thịt đỏ. Các loại thực phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, sữa đậu nành không đường, sữa chua,… đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, tiến sĩ Sonpal cảnh báo rằng các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành, chẳng hạn như thanh năng lượng, bột protein, sữa đậu nành có đường và sữa chua, có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, do nồng độ cao của isoflavone (một loại estrogen thực vật, còn được gọi là phytoestrogen).
Ông nói: “Phytoestrogen có thể liên kết với các thụ thể hormone, tương tự như cách estrogen của con người thực hiện. Tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể gây ra các vấn đề vô sinh, vì tác dụng chống estrogen mạnh mẽ của nó, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi bạn tiêu thụ ở mức quá cao."
Đừng quá lo lắng, miễn là bạn không tiêu thụ nhiều hơn lượng bột protein đậu nành được khuyến nghị một cách thường xuyên, bạn không có gì phải lo lắng về điều này.
Nguy cơ thiếu sắt
Mặc dù có nhiều nghiên cứu mâu thuẫn về việc liệu người ăn chay trường có nguy cơ thiếu sắt cao hơn hay không, nhưng sự thật là một số thực phẩm thân thiện với người không ăn chay như trứng, cá béo và thịt đỏ rất giàu sắt.
Tuy nhiên, rau bina, hạt bí ngô, các loại đậu và bông cải xanh cũng rất giàu khoáng chất này. Điều quan trọng là đảm bảo rằng, bạn đang cung cấp đủ các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình một cách thường xuyên, để giữ cho mức độ sắt của bạn luôn ở mức kiểm soát, theo Eatthis.