Tác dụng của hạt mù tạt với sức khỏe

ngày 06/01/2022

Mù tạt không chỉ là gia vị trong bữa ăn mà còn có tác dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe.

Mù tạt là một nguồn dinh dưỡng

Hạt mù tạt có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Cây mù tạt có nhiều loại, nhưng hầu hết đều giàu chất dinh dưỡng. Lá của cây mù tạt chứa một lượng đáng kể canxi, đồng và vitamin C, A và K, trong khi hạt của cây đặc biệt giàu chất xơ, selen, magie và mangan.

Lá mù tạt có thể được ăn sống hoặc nấu chín, làm cho loại cây gia vị này trở thành một lựa chọn bổ sung chất dinh dưỡng linh hoạt cho món salad, súp và món hầm. Mù tạt có thể được chế biến theo cách tương tự như rau bina, nhưng sẽ mang lại hương vị nồng hơn và hơi hắc giống như củ cải.

Hạt mù tạt có thể được ngâm trong sữa ấm, đánh bông sau đó thêm vào salad, nghiền hoặc rắc cùng vào các món ăn nóng, hoặc ngâm và sử dụng để làm sốt mù tạt. Sốt mù tạt được cho là cách phổ biến nhất để tiêu thụ cây mù tạt. Loại gia vị ít calo này là một cách đơn giản để bổ sung chất sắt, canxi, selen và phốt pho vào bữa ăn hằng ngày.

Tác dụng của hạt mù tạt với sức khỏe

Hỗ trợ điều trị ung thư

Sự hiện diện của các hợp chất như glucosinolate và mirosinase trong hạt mù tạt giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, hạt mù tạt còn chứa nhiều selen và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Một trong những lợi ích của hạt mù tạt là cải thiện sức khỏe hệ hô hấp. Bởi vì, hạt mù tạt chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như đồng, magie, sắt và selen. Ngoài ra, bổ sung hạt mù tạt vào chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Giảm cân

Hạt mù tạt chứa nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu nên có thể hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, hạt mù tạt còn giúp tăng cường trao đổi chất, có lợi trong việc duy trì vóc dáng thon gọn.

Giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến

Tác dụng của mù tạt (wasabi) có thể hỗ trợ bạn điều trị bệnh vẩy nến, một rối loạn tự miễn viêm mãn tính.

Theo nghiên cứu từ trang NCBI, hạt mù tạt có tác dụng như một chất chống viêm và là một phần của phương pháp điều trị bệnh vẩy nến trong tương lai. Những hạt mù tạt có thể kích thích hoạt động của các enzyme giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến là superoxide effutase, glutathione peroxidase và catalase.

Mù tạt giúp bạn giảm viêm da tiếp xúc

Hạt mù tạt có thể hỗ trợ bạn điều trị tình trạng viêm da tiếp xúc. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tác dụng của mù tạt trong việc chữa lành các mô và giảm sưng tai nên cũng có ý nghĩa tích cực giúp giảm đau ở người.

Mù tạt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Dầu mù tạt là một trong những loại dầu lành mạnh mà bạn có thể lựa chọn. Các nghiên cứu được thực hiện trên những người nghi ngờ bị đau tim cho thấy mù tạt giúp họ giảm tỷ lệ rối loạn nhịp tim, giảm tình trạng dày thất và đau ngực nhờ vào thành phần axit béo omega-3 có trong mù tạt.

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-cua-hat-mu-tat-voi-suc-khoe/20220106023408466