Sảy thai và những điều cần biết

ngày 21/10/2021

Mang thai sau sảy thai có thể khiến nhiều phụ nữ căng thẳng và lo lắng về nguy cơ sảy thai lặp lại. Vì vậy, chị em cần nắm rõ những điều cần biết về sảy thai để bảo vệ sức khỏe của chính mình.Sảy thai là gì?Dấu hiệu sảy thai Nguyên nhân dẫn đến sảy thai ở thai phụAi có nguy cơ sảy thai cao?

Sảy thai là tình trạng thai nhi bị mất trước tuần 20 của thai kỳ (sau tuần 20, người ta gọi là lưu thai). Theo thống kê, có tới 10 – 15% tổng số thai kỳ bị sảy thai, trong đó, 80% các ca xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ.

Ảnh minh họa

Ở mỗi phụ nữ và mỗi giai đoạn mang thai sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai khác nhau. Có người dấu hiệu bị sảy thai rất rõ ràng, nhưng cũng có người hầu như không thấy dấu hiệu nên không biết mình bị sảy thai. Dưới đây là một số triệu chứng sảy thai thường gặp:

- Chảy máu âm đạo.

- Chảy dịch âm đạo lẫn cục máu.

- Đau bụng dữ dội hoặc bị co thắt tử cung mạnh.

- Đau lưng từ nhẹ đến nặng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên tới ngay bệnh viện để thăm khám và siêu âm.

Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai, trong đó các ca sảy thai vào thời điểm dưới 13 tuần tuổi nguyên nhân chủ yếu từ thai nhi, các ca sảy thai từ tuần 14 đến tuần 27 thì nguyên nhân chủ yếu đến từ phía người mẹ. Sau đây là 9 nguyên nhân chính thường dẫn đến tình trạng sảy thai:

- Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Tinh trùng hoặc trứng bị thiếu nhiễm sắc thể dẫn đến thai nhi không phát triển đầy đủ, dễ bị sảy thai

- Mất cân bằng về hormone: Lượng progesterone trong cơ thể người mẹ không đủ khiến nhau thai dễ bong, khó bám vào tử cung và thai bị sảy.

- Rối loạn miễn dịch: Có thể hiểu cơ thể người mẹ không chấp nhận sự xuất hiện của thai nhi dẫn đến sảy thai

- Tình trạng sức khỏe của mẹ: Người mẹ mắc một số bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thiếu máu, buồng trứng đa nang đều có nguy cơ sảy thai cao.

- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm: Trong quá trình mang thai người mẹ mắc một số bệnh như rubella, giang mai, HIV, sốt rét... có nguy cơ sảy thai cao.

Ảnh minh họa

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, nếu là một trong những đối tượng dưới đây, mẹ bầu có nguy cơ cao hơn những phụ nữ khác.

- Tuổi tác: Nếu mang thai khi tuổi đã cao (trên 35 tuổi), mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao. Phụ nữ dưới 35 tuổi có 15% nguy cơ sảy thai, con số này sẽ lên 20 – 35% khi mẹ bầu ở độ tuổi 35 – 45 tuổi. Và khi mang thai trên 45 tuổi, mẹ bầu có đến 50% nguy cơ sảy thai. Vì vậy, hãy mang thai sớm khi có thể để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai.

Vấn đề cân nặng: Mẹ bầu quá gầy hoặc quá béo cũng có nguy cơ bị sảy thai cao hơn người có cân nặng bình thường.

- Hút thuốc lá, uống rượu bia: Nếu trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích thường xuyên thì mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao hơn những mẹ có lối sống lành mạnh.

- Sử dụng thuốc: Khi mang thai mẹ bầu cần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ bị sảy thai. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó và tuân thủ theo cách chỉ dẫn của họ.

- Từng bị sảy thai: Phụ nữ đã từng bị sảy thai, đặc biệt là bị sảy nhiều hơn 2 lần thì nguy cơ sảy thai ở lần tiếp theo tương đối cao.

- Thiếu hụt vitamin: Nếu trong thai kỳ, mẹ không được ăn uống đầy đủ, không cung cấp vitamin, khoáng chất đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, thiếu vitamin D, B làm tăng nguy cơ sảy thai hơn bất cứ loại vitamin nào khác.

Nguồn: https://giadinhonline.vn/say-thai-va-nhung-dieu-can-biet-d175284.html