Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu sau tuổi 50

ngày 19/10/2022

Bạn có thể mắc nhiễm trùng tiểu (UTI) ngay cả khi đã lớn tuổi, và triệu chứng lúc này không còn dễ nhận thấy. Dưới đây là 7 dấu hiệu của UTI bạn không nên ngó lơ.

1. Đi tiểu bị đau (tiểu khó): Do vi khuẩn dư thừa gây viêm nhiễm, nhiễm trùng tiểu có thể khiến bạn cảm thấy đau rát hoặc buốt khi đi tiểu. Đối với một số phụ nữ (sau mãn kinh), thiếu estrogen trong các mô âm đạo khiến họ gặp phải một số khó chịu mãn tính khi đi tiểu. Bạn có thể tạm thời giảm bớt cảm giác khó chịu mới bằng cách tránh đồ uống có chứa caffein, như cà phê, nước ngọt và rượu.

2. Đi tiểu đột ngột, không rõ nguyên nhân: Bất kỳ phụ nữ nào đã từng bị nhiễm trùng tiểu, kể cả cách đây hàng chục năm, đều rất quen thuộc với cảm giác này: Ngay sau khi bạn vào nhà vệ sinh, bạn cảm thấy muốn đi tiểu, chỉ có điều đi không ra dù bạn thử lại lần nữa. Khi chúng ta già đi, một số người cũng hay gặp chứng đi tiểu gấp hoặc thường xuyên, thường là do cơ bàng quang suy yếu, nhưng nếu bạn bị đi tiểu gấp đột ngột hoặc là tình trạng trở nên tệ hơn thì bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiểu.

3. Đau ở một trong hai vùng sau: Nhiễm trùng tiểu có thể gây ra cảm giác khó chịu ở hai vị trí vùng dưới mu gần bàng quang hoặc vùng lưng dưới đến giữa, theo chuyên ngành được gọi là vùng xương sống, nơi đặt thận. Nguyên nhân gây đau là vì nhiễm trùng gây viêm cho các mô xung quanh.

4. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Bạn cần chú ý khi nước tiểu có mùi hoặc không trong. Để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu ngay từ đầu, bạn nên uống nhiều nước, nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt đến hổ phách trung bình, và thường xuyên làm rỗng bàng quang. Bạn nên làm cả 2 việc để loại bỏ vi khuẩn đang cố gắng ẩn náu trong bàng quang hoặc niệu đạo, bên cạnh đó phụ nữ cũng nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.

5. Có máu trong nước tiểu: Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ sau mãn kinh có thể gây ra thay đổi trong nước tiểu của bạn, ví dụ như sự xuất hiện của các đốm máu không phải kinh nguyệt. Các mô trong bàng quang và niệu đạo của bạn bị kích thích và viêm nhiễm đến mức chúng sẽ chảy máu một chút. Đốm máu không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng trong trường hợp “tiểu máu đại thể” (người bệnh có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường) thì nước tiểu sẽ có màu đỏ tươi, hồng nhạt hoặc màu cola.

6. Sốt: Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, bao gồm cả nhiễm trùng tiểu, đều có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột biến. Tuy nhiên, mỗi sốt không chỉ ra bạn mắc nhiễm trùng tiểu. Bạn nên sử dụng nhiệt kế đo ở họng (tai), miệng hoặc nách để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Sốt có thể kèm theo ớn lạnh và thậm chí buồn nôn.

7. Lú lẫn: Ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào ở trên nhưng đột nhiên cảm thấy “suy nhược” về mặt tinh thần (không có nguyên nhân rõ ràng nào khác), hãy đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn ngay. (Tương tự, nếu bạn có người thân đột nhiên có biểu hiện lú lẫn hoặc điều gì đó như chứng mất trí trở nên trầm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay). Tất nhiên, lú lẫn cũng có thể do các nguyên nhân khác, như mất nước hoặc trầm cảm, tốt nhất là bạn đi khám để có chẩn đoán chính xác nhất./.

Nguồn: vov.vn