Nấm da là một căn bệnh xảy ra ở nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là những vùng da dễ bị nhiễm nấm bạn cần biết để hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Móng là vùng da dễ bị nhiễm nấm
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm chính là móng. Nấm móng thường xuất hiện do trichophyton gây nên. Nấm móng có nguy cơ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Đồng thời, nó thường xuất hiện ở hai bên khóe móng hoặc ở bờ tự do của móng.
Triệu chứng của nấm móng gây ra những khó khăn nhất định trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Theo đó, móng của người bệnh ngày càng sần sùi, bề mặt móng không được bằng phẳng.
Bên cạnh đó, dưới các rãnh còn xuất hiện vụn bột, móng nhô cao hoặc có thể bị khuyết. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể khiến màu móng chuyển thành màu trắng đục hoặc màu vàng.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng:
- Màu móng thay đổi: từ màu trắng trong sang màu nâu
- Móng có dấu hiệu dày lên
- Móng bị biến dạng
- Móng có mùi hôi-
- Xuất hiện các mảnh vụn dưới móng
2. Nước ăn chân hay nấm kẽ
Bệnh nấm kẽ hay thường được gọi là nước ăn thường xuất hiện nhiều ở bàn chân. Những trường hợp mắc phải nấm kẽ thông thường do tiếp xúc nhiều trong nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Epidermophyton và Candida albicans chính là 2 loại nấm chính gây ra bệnh nấm kẽ.
Bệnh nấm kẽ thường xuất hiện vào mùa mưa hay những người thường xuyên bơi lội, làm nông. Thông thường, bệnh nấm kẽ xuất hiện ở kẽ ngón chân thứ 3 hoặc thứ 4, sau một thời gian chúng sẽ lây lan ra các vị trí còn lại của bàn chân.
Dấu hiệu nhận biết nấm kẽ:
- Ngứa nhiều ở kẽ móng
- Xuất hiện bợn trắng ở da
- Bong tróc
- Nổi mụn nước ở vị trí bị tổn thương
3. Nấm xuất hiện ở da đầu
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm tiếp theo chính là da đầu. Nấm da đầu được xem là một bệnh da liễu rất khó điều trị. Bệnh xuất hiện trên phần tóc, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Đồng thời, nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khi da đầu bị bong tróc dữ dội.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm da đầu phải kể đến nấm tóc dermatophyte. Các triệu chứng ban đầu là các nốt sần nhỏ sau đó sẽ phát triển thành những mảng vảy tạo thành một mảng hói tạm thời ở đầu.
Nấm da đầu thường bắt nguồn chủ yếu từ cơ thể con người nhưng cũng có thể bị lây lan qua vật nuôi như chó mèo. Những loại nấm gây bệnh này sẽ tồn tại rất lâu ở những vật dụng bị nhiễm. Đồng thời, bệnh này thường được lây trực tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như gối, khăn,…
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu:
- Xuất hiện những vảy bong tróc trên da đầu
- Có các hạt tròn mề
- Da đầu bị tổn thương một cách trầm trọng
- Ngứa da đầu dữ dội
- Rụng nhiều tóc
- Trong trường hợp nặng có thể gây sưng phồng, viêm nhiễm, nổi mụn mủ và chảy máu.
4. Vùng bẹn bị nấm
Bẹn cũng là vùng da dễ bị nhiễm nấm. Nấm bẹn thường gặp ở những người vệ sinh kém, bị các bệnh lý gây giảm hệ miễn dịch (như đái tháo đường), béo phì.
Dấu hiệu đầu tiên của nấm bẹn là da bị đỏ (có thể màu nâu hoặc xám ở người có da sẫm màu) với biểu hiện sưng và ngứa ở nếp bẹn. Sau đó, lan dần xuống vùng háng, mặt trong vùng đùi, eo và mông. Vùng da nhiễm bệnh bị bong vảy và viền bờ nhô cao, da có thể bong tróc, nứt nẻ kèm theo cảm giác đau và ngứa ngáy.
5. Nấm ở râu
Nấm vùng râu hay gặp ở nam giới với nhiều râu và lông trên mặt. Họ thường nhiễm bệnh nấm vùng râu khi tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm nấm. Điều này lí giải vì sao nông dân và người chăn nuôi là những đối tượng hay bị nhiễm.
Những triệu chứng nhiễm nấm tại vùng râu trên mặt và cổ là:
- Đỏ và sưng nhiều.
- Mụn bọc.
- Rụng tóc.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Da thô ráp.
- Chảy dịch làm da trông mềm, xốp.
- Da bị mụn trứng cá, viêm nang lông và các tình trạng da khác.
Nấm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Do đó, bạn cần vệ sinh kỹ các vùng da này để tránh bị nhiễm nấm.
5 bí kíp trị nấm da đầu hiệu quả từ thiên nhiên