Trung bình, con người nuốt từ 500 - 700 lần một ngày. Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn nhu động thực quản như chứng khó nuốt.
Các liệu pháp điều trị rối loạn thực quản hiện nay liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh phế vị.
Tình trạng đó ảnh hưởng đến cách các cơ trong thực quản cung cấp thức ăn và chất lỏng đến dạ dày, khiến việc nuốt có thể khó khăn hoặc thậm chí đau đớn.
Do các tình trạng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thoái hóa như Parkinson và thậm chí là tuổi cao, những rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề như mất nước, suy dinh dưỡng, viêm phổi và nghẹt thở. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của những tình trạng này chưa được khoa học hiểu rõ. Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học từ Trường Đại học Virginia's College and Graduate School of Arts & Sciences và Trường Y của Đại học Virginia (Mỹ) đã xác định dấu vân tay di truyền của các tế bào thần kinh chi phối chức năng vận động của thực quản. Nghiên cứu được công bố trong tháng này trên tạp chí Cell Reports.
Nghiên cứu do nhà khoa học Tatiana Coverdell dẫn đầu, xác định các đường dẫn thần kinh từ não kiểm soát nhịp tim. Cơ thể con người chứa một loạt các con đường thần kinh phức tạp kết nối não bộ với từng cơ quan của cơ thể.
Coverdell và các đồng tác giả John Campbell - nhà thần kinh học phân tử và giáo sư sinh học của trường đại học, Stephen Abbott, giáo sư của Trường Y khoa UVA, đã tập trung vào một vùng của não sau ở phần dưới của thân não được gọi là nhân mơ hồ.
Nghiên cứu trước đây cho rằng, vùng nhân trung được kết nối bởi các dây thần kinh tới tim, thanh quản, hầu và thực quản, kiểm soát cách chúng hoạt động. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại tế bào thần kinh đặc biệt điều khiển các sợi trục dẫn đến thực quản, khi được kích hoạt sẽ gây ra các cơn co thắt thực quản.
Các liệu pháp điều trị rối loạn thực quản hiện nay liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh phế vị. Đây là hệ thống dây thần kinh chính kiểm soát các chức năng của cơ thể được gọi là “nghỉ ngơi và tiêu hóa”.
Tuy nhiên, con đường đó cũng kiểm soát một loạt chức năng khác như tim - hô hấp và tiêu hóa. Các liệu pháp này có thể tạo ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Campbell và Coverdell cho biết, phát hiện của họ có thể có các ứng dụng lâm sàng thực tế. “Khám phá có rất nhiều ý nghĩa về mặt lâm sàng, vì nó cho phép chúng tôi nhắm mục tiêu cụ thể vào thực quản hơn là toàn bộ khu vực và có nhiều tác dụng ngoài mục tiêu. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét điều này và phát triển các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu hơn cho các rối loạn nuốt”, nhà khoa học Coverdell cho biết.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
-
7 loại quả mẹ thường xuyên cho con ăn vào mùa đông giúp bé khỏe mạnh, ít ốm vặt
-
Người phụ nữ nguy kịch vì tự phá thai tại nhà
-
Cảnh báo gia tăng bệnh cúm
-
TP.HCM: Đã lấy mẫu 50 người tiếp xúc gần với nam bệnh nhân 22 dương tính trở lại, dự kiến thêm 5 ca khỏi bệnh
-
Bộ Công Thương khuyến cáo không dùng kẹo trứng socola Kinder nghi nhiễm khuẩn
-
Sai lầm khi ăn thịt bò khiến bao nhiêu chất dinh dưỡng bay biến
-
Cận cảnh người trở về từ vùng dịch trở về được xử lý cách ly thế nào?
-
Microsoft giúp CDC xây dựng công cụ tự kiểm tra virus corona
-
Sáng 14/7: Thêm 909 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 666 ca
-
Khỏe mạnh và sống lâu hơn nếu như bạn biết tác dụng của loài cây quen thuộc này