Một vài mẹo đơn giản như nhấm nháp hạnh nhân vào buổi tuối hoặc xoa lòng bàn tay 30 giây 3 lần trước lúc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, để ngon giấc, bạn nên sinh hoạt điều độ và có chế độ ăn luống, tập luyện lành mạnh.
Lo lắng bộn bề với công việc và giá cả leo thang đôi khi đè nặng lên tâm trí chúng ta, khiến nhiều người không thể ngủ ngon. Bạn đã cố chợp mắt nhưng không tài nào chìm vào giấc ngủ lúc nửa đêm. Theo một cuộc khảo sát, có đến 68% số người được hỏi cho biết họ có vấn đề với giấc ngủ, trong đó stress là nguyên nhân hàng đầu.
Trong khi đó, một nghiên cứu vào năm 2021 nhận thấy rằng những người thiếu ngủ tăng gấp đôi các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu trên do Cơ quan Nâng cao Sức khỏe và Phòng ngừa Bệnh mạn tính Anh quốc tiến hành.
Để có giấc ngủ ngon, bạn nên sinh hoạt điều độ, không thức khuya.
Hiện nay, hashtag mẹo ngủ ngon (#sleeptips) đã đạt 274,5 triệu lượt view trên TikTok. Nhà tâm lý học và chuyên gia về giấc ngủ Hope Bastine (Anh quốc) sẽ phân tích những mẹo lan truyền trên Tiktok dưới góc độ khoa học.
1. Ăn hạnh nhân vào buổi tối
Một số TikToker chia sẻ rằng, hạnh nhân là món không thể thiếu vào buổi tối để giúp bạn ngủ ngon mỗi đêm. Theo chuyên gia về giấc ngủ Hope Bastine, ăn hạnh nhân cùng với protein có thể giúp bạn ngủ trở lại, nhưng không giúp bạn ngủ nhanh hơn.
Sự tỉnh táo thường do mất cân bằng giữa hai hormone tuyến thượng thận, đó là cortisol (chất điều chỉnh lượng đường trong máu và phản ứng với stress kéo dài) và adrenaline, nhà khoa học Hope Bastine lý giải.
"Trong lúc ngủ, lượng đường trong máu giảm xuống (do khi ngủ chúng ta không ăn nên không nạp năng lượng vào cơ thể). Lượng hormone cortisol nên thấp hơn khi chìm vào giấc ngủ, trước khi bắt đầu tăng từ từ suốt đêm, và đạt đỉnh vào buổi sáng khi chúng ta thức giấc", nhà khoa học về giấc ngủ Hope Bastine nói.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi chúng ta bị stress, đó là lúc hormone adrenaline kích thích hệ thần kinh hoạt động quá mức. Vì vậy, đôi khi bạn có thể thức giấc vào lúc 4h sáng và không thể ngủ trở lại.
Một giải pháp để chống tỉnh giấc vào ban đêm là ăn thực phẩm giàu protein và chất béo có lợi (chẳng hạn như hạnh nhân) vào buổi tối và rồi sáng hôm sau thức dậy nên ăn ngay một cái gì đó. Đây là lời khuyên được chuyên gia Hope Bastine đưa ra.
Cùng với thời gian, cơ thể bạn sẽ thích nghi để vượt qua stress vào ban ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có giấc ngủ ngon.
2. Xoa tay 30 giây 3 lần, mỗi lần cách nhau 20 phút
Một TikToker chẳng hạn như TS. Eileen khuyên bạn thử kỹ thuật bấm huyệt hai điểm (bằng cách xoa tay trong vòng 30 giây 3 lần) để giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Xoa tay 3 lần có tác dụng kích thích các huyệt ở lòng bàn tay, điểu chỉnh thay đổi nhịp tim. Nếu bạn xoa tay 3 lần, mỗi lần trong vòng 30 giây và cách nhau 20 phút, bạn có thể ngủ ngon hơn. Đây có thể là liệu pháp hay nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, bạn nên sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm để hình thành nên thói quen tốt.
3. Thận trọng khi sử dụng melatonin
Melatonin là loại hormone thường được bác sĩ kê đơn cho người bị gián đoán giấc ngủ, chẳng hạn như người đi du lịch ra nước ngoài lệch múi giờ. Ví dụ: nếu bạn bay sang Mỹ, 12h đêm ở Mỹ là khoảng thời gian 12h trưa giờ Việt Nam, cơ thể của bạn vẫn chưa quen với múi giờ mới nên có thể dẫn tới mất ngủ.
Nếu chỉ sử dụng trong trường hợp đột xuất, melatonin có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong một thời gian dài, ví dụ lâu hơn 2 tuần, melatonin có thể gây tác động ngược lên chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Đối với người khỏe mạnh, melatonin được khuyến cáo không sử dụng trong thời gian dài bởi điều này có thể khiến cơ thể bạn ngừng sản sinh melatonin một cách tự nhiên.
Hơn nữa, bổ sung melatonin trong thời gian dài cũng có thể dẫn tới serotonin tăng đột biến, ảnh hưởng tới tim mạch, chức năng não, dù cần thêm nghiên cứu.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
-
Kinh Môn thông báo khẩn về nữ công nhân Poyun mắc COVID-19
-
Băn khoăn 'có nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cho con gái'
-
Miền Bắc: Rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều người đổ bệnh
-
Thực hư tác dụng của thuốc tăng chiều cao cho trẻ em
-
Bạn đã biết đến tác dụng 'thần thánh' của việc gội đầu bằng bia?
-
Cụ ông suýt mất mạng vì hút thuốc lá nhiều năm
-
Sữa nóng hoặc sữa lạnh: Cái nào tốt hơn cho sức khỏe?
-
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu báo cáo vụ bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân
-
Dấu hiệu cho thấy bạn uống quá nhiều nước
-
Tóc mỏng trở nên bồng bềnh chỉ trong vài ngày