Dùng thớt gỗ 10 năm không thay, hai cha con bị ung thư gan! Bác sĩ nói gì?

ngày 31/12/2020

Thời gian đầu trước khi bác sĩ chẩn đoán hai cha con Tiểu Quân bị ung thư gan, cậu thường xuyên cảm thấy cơ thể bị đuối sức, giảm cân bất thường. Ban đầu Tiểu Quân cho rằng chỉ vì làm việc quá sức mà cậu có những biểu hiện như vậy nên không đi thăm khám sớm.

Một ngày, bỗng nhiên Tiểu Quân bị ngất xỉu tại nơi làm việc và được đưa cấp cứu tại Bệnh viện. Ban đầu, bác sĩ cho rằng cậu bị nhồi máu cơ tim hay bị nhồi máu não. Nhưng qua thăm khám chi tiết, gan của Tiểu Quân mới là nơi bắt nguồn của vấn đề sức khỏe mà cậu đang gặp phải thời gian vừa qua.

Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Quân bị ung thư gan. Cần phải nhập viện ngay lập tức. Cũng như con trai mình, bố của Tiểu Quân cũng gặp những triệu chứng ung thư gan điển hình kể trên, sau đó cũng bị chẩn đoán là mắc ung thư gan.

>> Đau tức vùng gan kèm theo các dấu hiệu dưới đây, cẩn thận mắc ung thư gan

Theo khai thác bệnh sử, hai cha con đều không hút thuốc lá, không uống rượu bia. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra ung thư gan của hai cha con hóa ra là từ thói quen sử dụng chiếc thớt gỗ đã trên 10 năm.

Chiếc thớt gỗ đã sử dụng trên 10 năm nhà Tiểu Quân (Ảnh: Aboluowang, Sina, Kuaibao)

1. Bị ung thư gan do độc tố aflatoxin sinh ra từ chiếc thớt bị mốc!

Các chuyên gia cho biết, WHO đã cảnh báo việc aflatoxin là một độc tố cực mạnh gây ra ung thư. Chất này sinh ra từ các nấm mốc như thớt, đũa dùng lâu ngày, lạc mốc,.. Trước đó cũng đã có trường hợp 2 mẹ con bị ung thư gan do ăn lạc mốc do nhiễm độc tố aflatoxin trong thời gian dài (xem thêm TẠI ĐÂY).

Không chỉ gia đình Tiểu Quân, nhiều gia đình khác cũng có thói quen sử dụng thớt gỗ trong thời gian dài mà không thay, chỉ rửa bằng nước hoặc trần lại bằng nước sôi và cho rằng như vậy đã đủ sạch và diệt vi khuẩn?!

Thực tế, điều này rất nguy hiểm. Thớt gỗ dùng trong thời gian dài dù có được tiệt trùng trong nước sôi 100 độ C trong 20 giờ liên tục thì vẫn không thể loại bỏ được hoàn toàn các vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Độc tố aflatoxin nếu bị hấp thụ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính dẫn tới tổn thương gan. Về lâu dài là nguy cơ ung thư gan! Vết xước càng nhiều, nguy cơ bị nhiễm khuẩn lại càng lớn.

Ngoài thớt gỗ có nguy cơ gây nhiễm độc thì các vật dụng hàng ngày như đũa gỗ khi tiếp xúc với thức ăn giàu tinh bột như cơm, ngô, lạc,... trong thời gian dài cũng sẽ ngấm vào các thớ gỗ và sinh ra aflatoxin.

Các nhà khoa học giải thích, bản thân đồ gỗ không thể tự sinh ra nhưng do quá trình gắp, chặt, thái trên thớt hay đũa tiếp xúc với đồ ăn sẽ dễ bị ẩm mốc, đặc biệt nếu như không được bảo quản đúng cách.

Ảnh: Aboluowang, Sina, Kuaibao

2. Dùng thớt gỗ bao lâu thì nên thay thớt mới?

Đối với thớt, bà nội trợ nên thay khoảng 6 tháng một lần. Nếu như phát hiện trên bề mặt thớt có nhiều vết nứt hay nấm mốc thì nên bỏ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, không nên dùng chung thớt thái đồ sống và đồ chín mà nên có 2 chiếc thớt để dùng riêng.

Sau khi dùng thớt xong cần khử trùng lại ngay với nước sôi.

Đối với đũa gỗ, hãy thay mới sau khi dùng từ 3 - 6 tháng. Khi dùng nên chú ý tới việc đũa xuất hiện các vết nứt, mốc thì nên bỏ luôn. Các chuyên gia cũng khuyến nghị việc khử trùng đũa bằng nước sôi và để ở nơi khô ráo.


Nguồn: SKĐS