Khi trẻ em mắc Covid-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của con để báo nhân viên y tế hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Phần lớn trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên hay rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần. Bệnh nhân mắc Covid-19 thuộc nhóm nặng, nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5-8. Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "Covid-19 kéo dài" ở trẻ em, cần theo dõi sát.
Trẻ em <= 16 tuổi có kết quả RT-PCR/test nhanh do người chăm sóc tự làm/nhân viên y tế/cơ sở y tế thực hiện
Không có triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ
Không có bệnh nền/bệnh nền đang được điều trị ổn định
Có người chăm sóc là bố, mẹ, người dân, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế
Vật tư
Thuốc dự trữ
Không mua sẵnkháng sinh, kháng virus, chống viêm, chống đông, thuốc "xách tay" không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Nước muối sinh lý, nước muối biển
Nhỏ hoặc xịt mũi, hút sạch bằng dụng cụ hoặc hướng dẫn trẻ xì mũi
Rửa mũi họng 2-6 lần/ngày
Thuốc điều trị mạn tính
Không được bỏ thuốc, tiếp tục dùng theo đơn bác sĩ kê
Một số bệnh đặc biệt cần báo BS chuyên khoa để xin ý kiến
Thuốc hạ sốt paracetamol hoặc acetaminophen
Viên nén, viên dủi, gói bột pha uống, viên đặt hậu môn
Trẻ nhỏ cần chuẩn bị viên đặt hậu môn, để sẵn tủ lạnh
Dùng khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên
Nếu có tiền sử co giật dùng từ 38 độ C trở lên
Ibuprofen cần xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Sản phẩm giảm ho
Ưu tiên thuốc thành phần thảo dược
Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng
Không dùng thuốc có codein cho trẻ dưới 12 tuổi
Trẻ lớn có thể ngậm kẹo cứng
Thuốc tiêu - loãng đờm, kháng histamin: chỉ dùng khi có tư vấn, chỉ định của bác sĩ
Vệ sinh mũi, miệng tốt, uống đủ nước
Vitamin
Vitamin C, D, kẽm dùng đúng theo liều trong tờ HDSD
Oresol
Pha 1 gói bột oresol với chính xác lượng nước đun sôi ghi trên gói thuốc.
Uống từng thìa hoặc chén nhỏ, liên tục, rải đều trong ngày, tùy mức độ nôn, tiêu chảy
Dung dịch đã pha chỉ dùng trong 24h
Đủ 4 yếu tố chính: lipid, vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật).
Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.
Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt
Hạn chế ăn quá mặn.
Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp
Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày.
Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
Theo "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19", Bộ Y tế; "Sổ tay chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà" của Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội Thầy thuốc thuốc trẻ Việt Nam.
Nguồn: https://zingnews.vn/dieu-quan-trong-can-biet-khi-cham-soc-tre-mac-covid-19-post1300763.html
-
Những người tiếp xúc F1 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT phải mặc đồ bảo hộ, tránh lây nhiễm chéo
-
5 thực phẩm kết hợp với trứng gây hại cho cơ thể
-
Phẫu thuật cứu sống bé gái 12 tuổi bị động kinh kháng thuốc
-
Biến thể SARS-CoV-2 của Anh lây nhanh, giết người chóng mặt
-
5 cách làm đẹp da hiệu quả với cà phê
-
Sáng 1/7: TP Hồ Chí Minh có 158 ca mắc COVID-19, Việt Nam đã vượt 17.000 bệnh nhân
-
Thay đổi thói quen để cải thiện số đo cơ thể phụ nữ
-
Hơn 800 nhà thuốc Pharmacity phân phối thuốc điều trị Covid-19
-
Những 'chiến sĩ' thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
-
Bình an qua đợt Delta ở TP.HCM nhưng trở thành F0 vì Omicron