Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
1. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến nguy cơ ung thư
Những gì chúng ta ăn có thể làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc ung thư. Đó là lý do tại sao các chuyên gia ung thư lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa bao gồm: chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, quản lý căng thẳng và một số vấn đề khác. Họ cho rằng, những thói quen lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ít nhất 18% trong số tất cả các loại ung thư và khoảng 16% số ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ có liên quan đến tình trạng thừa cân, ít vận động, uống rượu và dinh dưỡng kém. Nhiều loại ung thư có khả năng được ngăn ngừa bằng cách tuân theo các khuyến nghị về dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
ACS khuyến nghị mọi người cần đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời; Hãy vận động cơ thể thường xuyên và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; Nhiều loại rau có màu xanh đậm, đỏ và cam; Các loại đậu giàu chất xơ; Trái cây, đặc biệt là trái cây nguyên quả có nhiều màu sắc khác nhau; Ngũ cốc nguyên hạt.
Nên hạn chế hoặc tránh: Đồ uống có đường; Thịt đỏ và thịt chế biến; Thực phẩm chế biến cao và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế; Uống rượu không nên uống quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới, nhưng tốt nhất là không nên uống rượu…
2. Thực phẩm nào có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư?
Khi nói đến thực phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có vai trò rất quan trọng.
Cơ thể chúng ta sử dụng một số chất dinh dưỡng và các hợp chất khác để giúp bảo vệ chống lại tổn thương mô liên tục xảy ra do quá trình trao đổi chất. Vì loại tổn thương này có liên quan đến nguy cơ ung thư tăng cao, nên một số chất chống oxy hóa được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống bao gồm vitamin C, vitamin E, carotenoid (hợp chất liên quan đến vitamin A) và nhiều thành phần thực phẩm khác. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều rau và trái cây, là nguồn giàu chất chống oxy hóa, có thể có nguy cơ mắc một số loại ung thư thấp hơn.
3. Một số thực phẩm giúp chống lại nguy cơ ung thư
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh chứa một loại hóa chất gọi là sulforaphane. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sulforaphane đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u. Các loại rau họ cải cũng rất giàu chất phytochemical giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ngũ cốc nguyên hạt
Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, diêm mạch… có liên quan đến nguy cơ ung thư thấp hơn như đối với ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản.
Một phần là do ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể hỗ trợ duy trì hệ tiêu hóa và cân nặng khỏe mạnh, yếu tố góp phần giúp giảm nguy cơ ung thư.
Các loại hạt
Các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều… chứa nhiều đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Chúng giàu các thành phần hoạt tính sinh học, bao gồm acid béo omega-3, polyphenol và phytosterol. Các hợp chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA có thể dẫn đến ung thư.
Nghệ
Nghệ chứa một hợp chất gọi là curcumin. Curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có nghĩa là nó giúp giảm sưng và chống lại các phân tử có hại trong cơ thể. Những đặc tính này của curcumin giúp hỗ trợ ngăn ngừa những thay đổi trong tế bào dẫn đến ung thư và làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư.
Ớt
Ớt chứa capsaicin, hợp chất tạo nên vị cay đặc trưng của ớt nhưng nó cũng đã được nghiên cứu về khả năng chống lại tế bào ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, capsaicin có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Nó hoạt động bằng cách kích hoạt một số quá trình dẫn đến chết tế bào ung thư và giảm viêm.
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh gọi là catechin. Catechin có thể bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương bằng cách chống lại các phân tử có hại gọi là gốc tự do.
Một trong những catechin quan trọng nhất trong trà xanh được gọi là EGCG (epigallocatechin-3-gallate). EGCG đã được nghiên cứu về khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Uống trà xanh cũng giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Nguồn: suckhoedoisong
-
Sáng 3/8: Thêm 1.998 ca mắc Covid-19, TP Hồ Chí Minh đã hơn 100.500 ca
-
Lười vận động – yếu tố nguy cơ dẫn đến các thể nặng của COVID-19
-
70.972 người đại diện hộ gia đình ở Đà Nẵng có xét nghiệm âm tính
-
Bị sởi uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
-
Lãnh đạo Mỹ, Pháp nhất trí phối hợp hành động
-
Hành trình 'lột xác' của nữ HLV yoga tại Hà Nội từng liệt nửa người
-
Những ca ghép tạng xuyên dịch COVID-19
-
Dùng dầu dừa dưỡng da ban đêm theo cách này, tàn nhang chi chít khắp mặt cũng trị dứt cực nhanh
-
Hiệu quả miễn dịch của vaccine ngừa COVID-19 kéo dài bao lâu?
-
Tác dụng làm trắng da tuyệt vời của đậu đen