10 thói quen ăn uống đang dần 'giết chết' cơ thể, phá hủy từ nội tạng đến dung nhan, chỉ mong rằng bạn không phạm phải quá nửa

ngày 21/09/2021

Những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại nhưng tiềm ẩn mối nguy hại, âm thầm 'phá hủy' cơ thể đến không ngờ.

10 thói quen ăn uống mọi người vẫn thường mắc phải

1. Bỏ bữa sáng

Nguy hại: Chức năng hoạt động của mật bị suy giảm ở những người bỏ ăn sáng trong thời gian dài. Cholesterol cô đặc trong mật sẽ tích tụ trong túi mật tạo thành sỏi mật, từ đó có thể dễ bị nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, dạ dày rỗng vào buổi sáng cũng khiến hình thành nhiều thromboprotein trong cơ thể. Có thể gây rối loạn chuyển hóa và béo phì, huyết khối, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Đức cho thấy 40% người dân quen với việc bỏ bữa sáng và tuổi thọ của họ ngắn hơn 2,5 năm so với 60% còn lại. Một trường đại học khác trong một lần nghiên cứu người già có độ tuổi từ 80-90 phát hiện, điểm chung của sự trường thọ của họ là: mỗi ngày có một bữa sáng đầy đủ, phong phú.

Cải tiến: Bữa sáng phải ngon và hợp khẩu vị nhất có thể; đủ số lượng và chất lượng; kích thước nhỏ, nhiệt năng cao; trong việc lựa chọn thực phẩm, cần chú ý đến sự kết hợp của thịt và rau.

2. Bữa tối quá phong phú

Tác hại: Vào buổi tối, nồng độ insulin trong máu cao nhất trong ngày. Chất insulin có thể chuyển hóa đường trong máu thành chất béo và ngưng kết lại trên thành mạch máu và thành bụng. Do đó, nếu ăn tối quá no, quá nhiều chất sẽ khiến mắc bệnh béo phì. Đồng thời, ăn tối quá phong phú trong thời gian dài có thể làm lỗi nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể, dễ mắc chứng mất ngủ.

Cải thiện: Đầu tiên, ăn tối sớm, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu. Thứ hai, cẩn trọng với các thực phẩm trong bữa tối. Thứ ba, ăn tối ít hơn.

3. Uống nhiều cà phê

Đừng để bệnh tật gõ cửa khi bạn đang còn trẻ.

Tác hại: Uống cà phê làm giảm thấp khả năng thụ thai, một người uống một cốc cà phê/ngày thì tỉ lệ thụ thai có khả năng giảm xuống 50%. Ngoài ra còn dễ mắc bệnh tim mạch vì trong cà phê hàm chứa cafein nồng độ cao, có thể làm cho chức năng tim thay đổi và làm cho cholesterol trong huyết quản tăng cao.

Cải thiện: uống ít hơn.

4. Uống quá nhiều rượu

Nguy hại: Uống nhiều rượu hoặc thường xuyên uống rượu sẽ làm cho gan dễ bị trúng độc cồn từ đó gây ra viêm gan, sưng gan và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, tiết niệu.

Cải thiện: Hãy cố gắng từ bỏ rượu bia, hoặc có thể uống theo liều lượng khuyến cáo của các chuyên gia.

5. Hút thuốc sau bữa ăn

Nguy hại: Nếu bạn hút một điếu thuốc sau bữa ăn, lượng chất độc sẽ lớn hơn 10 điếu thuốc thông thường. Vì sau khi ăn, nhu động tiêu hóa được tăng cường và đẩy nhanh tuần hoàn máu. Lúc này, khả năng hấp thụ khói thuốc của cơ thể bước vào trạng thái "tốt nhất" khiến các chất độc hại trong khói thuốc xâm nhập vào cơ thể con người dễ dàng hơn bình thường.

Cải thiện: Tránh hút thuộc sau nữa ăn và bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

6. Pha trà trong cốc giữ nhiệt

Tác hại: Dùng nước nóng khoảng 80 ℃ pha trà là thích hợp nhất. Nếu dùng bình giữ nhiệt để ngâm trà với nước nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ phá hỏng vitamin của lá trà. Điều này khiến hương và tinh dầu trà bốc hơi. Đại lượng acid tannic cũng sẽ bị biến mất.

Cải tiến: Đổi cốc.

7. Ăn đồ sống

Tác hại: Gây ra các bệnh ký sinh trùng khác nhau.

Cải thiện: Uống nước ép rau tươi và hoa quả mỗi ngày; Ăn cùng rau tươi, giấm và ít muối; Ăn thực phẩm sống như trái cây trước, sau đó ăn thức ăn nấu chín- điều này sẽ không làm tăng bạch cầu.

8. Trái cây làm thực phẩm chính

Nên có chế độ ăn cân bằng giữa rau quả và thịt.

Tác hại: Khiến cơ thể con người thiếu chất đạm và các chất khác, mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí gây bệnh tật.

Cải thiện: Chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng.

9. Ăn quá nhanh

Tác hại: Tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và dẫn đến béo phì. Tốc độ ăn quá nhanh sẽ khiến thức ăn không được nhai kỹ, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn ban đầu ở miệng và chất xúc tác nước bọt. Từ đó, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, thời gian nhai thức ăn quá ngắn, dây thần kinh phế vị vẫn trong quá trình hưng phấn, thời gian dài như thế dễ gây ra ứ đọng thức ăn từ đó làm cho cơ thể béo phì.

Cải thiện: Cố gắng ăn chậm nhai kỹ.

10. Nước uống không đủ

Tác hại: Dẫn đến lão hóa não, gây ra các bệnh về mạch máu não, tim mạch, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của thận.

Cải thiện: Uống nhiều nước và đi vệ sinh thường xuyên.

Nguồn: https://toquoc.vn/10-thoi-quen-an-uong-dang-dan-giet-chet-co-the-pha-huy-tu-noi-tang-den-dung-nhan-chi-mong-rang-ban-khong-pham-phai-qua-nua-4202121917331586.htm