Vỏ quýt với tên gọi vị thuốc là trần bì, thường được dùng trong các trường hợp đầy tức bụng ngực, nôn nấc, ăn kém, chậm tiêu...
Trần bì.
Trần bì còn có tên khác là quất bì.
Tên khoa học: Trần bì là vỏ quả chín già (Pericarpium Citri) của cây Cam quất (Citrus sp.), thuộc họ Cam (Rutaceae).
Thành phần hoạt chất: Trong vỏ quýt có các tinh dầu limonen, auraptin, linalool, terpineol và các hợp chất khác như synephrine.
Tác dụng: Ức chế trung khu thần kinh, chống co giật, chống viêm và chống dị ứng.
Tính vị qui kinh: Vị cay đắng, tính ôn; vào tỳ, phế.
Công năng chủ trị: Có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí (điều hòa phần khí trong cơ thể), hóa đờm tiêu tích, chỉ khái.
Dùng cho các trường hợp đầy tức bụng ngực, nôn nấc, ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản ho đờm nhiều.
Liều dùng cách dùng: 4 - 12g; nấu, hãm, sắc...
Kiêng kỵ: Người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không được dùng trần bì.
Gừng tươi.
Một số đơn thuốc có trần bì
- Ôn vị, chống nôn: Thang quất bì: Quất bì 12g, gừng tươi 8g. Sắc uống. Dùng khi dạ dày lạnh, nôn ợ hơi.
- Hóa đờm, trị ho: Dùng khi ho đờm thấp, nhiều đờm, tức ngực có thể sử dụng các bài thuốc sau:
+ Nhị trần thang: Trần bì 8g, bán hạ 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị ho đờm vướng trong cổ không ra được.
+ Trần bì 500g, cát cánh 125g, tô diệp 125g, cam thảo 1000g. Nghiền bột mịn, làm hoàn. Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần 8g. Trị viêm phế quản cấp tính.
Chả rươi thành phần có vỏ quýt.
Một số thực đơn chữa bệnh có vỏ quýt
- Gà kho trần bì hương phụ: Thịt gà 80g, trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g. Trần bì, hương phụ nấu lấy nước, bỏ bã; thịt gà rửa sạch, chặt miếng; đem nước sắc kho với thịt gà đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị đảo đều trên bếp là được.
Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng đau loét dạ dày, tá tràng, trướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, đau tức vùng ngực.
- Cháo trần bì:Gạo tẻ 150g, trần bì 15 - 20g. Sắc hãm trần bì lấy nước, bỏ bã; đem nước sắc nấu với gạo thành cháo, thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, đau quặn, buồn nôn, nôn thổ, ho có nhiều đờm.
- Nước hãm trần bì: Trần bì 30g. Nướng phồng, tán mịn pha nước uống, hoặc uống với nước. Dùng cho các trường hợp nấc sau khi ăn.
- Gà hầm trần bì nhục quế: Gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g. Gà làm sạch chặt miếng; trần bì rửa sạch thái mỏng nhỏ; quế tán bột hoặc đập vụn. Cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm chín, cho muối gia vị. Cho ăn trong ngày. Liên tục đợt 5 ngày.
Dùng cho các bệnh chứng lưu đàm (tương đương các chứng bệnh lao xương, lao khớp).
- Cháo trần bì phục linh đại táo: Gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả, trần bì 10g, phục linh 15g. Trần bì, phục linh gói trong vải xô, đem nấu cháo cùng gạo tẻ và đại táo. Khi cháo chín nhừ, bỏ gói dược liệu; chia 2 lần ăn trong ngày.
Dùng cho các chứng tâm thần phân liệt, trầm uất, kích động trong bệnh khoa tâm thần.
- Canh cá diếc trần bì: Cá diếc (hoặc cá chép) 1 con (500g), trần bì 12g, quyết minh tử 10g. Cá đánh vảy bỏ ruột; trần bì, quyết minh tử gói trong vải xô cùng nấu với cá. Khi cá chín nhừ thì bỏ gói bã thuốc, cho thêm gia vị phù hợp. Mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục một đợt 5 - 10 ngày.
Dùng cho các trường hợp viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, viêm võng mạc trung tâm có các biểu hiện thị lực giảm, có cảm giác ruồi bay và ám điểm trước mắt, đau đầu, đau nhức mắt, buồn nôn, nôn thổ.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//nhung-loi-ich-tu-vo-quyt-ban-khong-nen-bo-qua-169211101123340385.htm
-
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 diễn biến xấu trên toàn cầu
-
Bà bầu ăn khoai từ được không?
-
Loại trái cây chứa một lượng lớn protein
-
Lợi ích không ngờ của việc thức dậy sớm
-
Hai bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương âm tính với virus corona
-
Việt Nam tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân
-
Lò vi sóng có gây ung thư?
-
Bí kíp 'cứu cánh' đôi môi nứt nẻ trong mùa đông bằng 6 mẹo cực đơn giản
-
Triệu chứng khó hít thở sâu như thế nào?
-
3 công thức chữa nám da, tàn nhang chỉ sau vài tuần bằng chuối xanh