Hóa ra đây mới là vi chất bé dễ thiếu hụt nhất, không phải là canxi như mẹ vẫn nghĩ

ngày 09/09/2020

Thực tế nguyên tố dinh dưỡng mà bé dễ thiếu nhất không phải là canxi mà chính là kẽm. Theo một cuộc điều tra do Viện Dinh dưỡng và Vệ sinh Thực phẩm thuộc Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc thực hiện, tỷ lệ trẻ em bị thiếu kẽm lên tới 60%. Nói cách khác, cứ hai trẻ thì có một trẻ bị thiếu kẽm.

Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ em là gì?

Trẻ bị thiếu kẽm thường gặp phải một số tình trạng như sau:

- Trẻ giảm ăn, kém ăn, hay quấy khóc, thích gặm móng tay, tóc và các thứ khác;

- Tầm vóc kém phát triển, thấp lùn;

- Hay bị loét miệng và khó lành;

- Xuất hiện lưỡi bản đồ

Tác hại của việc thiếu kẽm với trẻ em

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng tụt hậu, thấp lùn,… Thiếu kẽm khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, tốc độ tăng trưởng sẽ tụt hậu so với các bạn cùng lứa tuổi.

2. Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ

Thiếu kẽm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì thiếu kẽm sẽ làm giảm số lượng tế bào não trong não của trẻ. Não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng trong độ tuổi lên 3. Nếu thiếu kẽm ở giai đoạn này, có thể gây ra những tiếc nuối suốt đời đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

3. Giảm sức đề kháng

Sau khi thiếu kẽm, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ giảm sút như viêm loét miệng tái phát, vết thương ngoài da chậm lành hơn.

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?

Khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng thực phẩm chức năng, những thực phẩm giàu kẽm như hàu, rong biển, thịt nạc…Đồng thời, cha mẹ nên uốn nắn những thói quen ăn uống không lành mạnh của con như kén ăn để con được bổ sung dinh dưỡng cân đối và phong phú.

Nếu trẻ thiếu kẽm trầm trọng, bạn cần bổ sung kẽm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả bổ sung kẽm tốt hơn.


Nguồn: Báo Em Đẹp