Gần đây nhiều người cho rằng, tylenol có tác dụng điều trị COVID-19 và dùng tylenol để ngăn ngừa tác dụng phụ do tiêm phòng vaccine. Vậy tylenol là thuốc gì, nguy hiểm thế nào khi sử dụng sai mục đích?...
Tylenol là một tên thương hiệu của acetaminophen, nghĩa là thành phần dược chất của tylenol chính là acetaminophen.
1. Tylenol (Acetaminophen) là gì?
Acetaminophen (hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, còn có tên gọi khác là paracetamol. Đây là một loại thuốc rất phổ biến và quen thuộc, thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt.
2. Tác dụng của acetaminophen
Nội dung
1. Tylenol (Acetaminophen) là gì?
2. Tác dụng của acetaminophen
3. Tác dụng phụ của cetaminophen
4. Liều lượng và cách dùng acetaminophen như thế nào?
5. Một số tình trạng y tế có sẵn ở người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc
5.1 Những người lạm dụng rượu mãn tính:
5.2 Người có bệnh về gan:
5.3 Đối với người mang thai:
5.4 Đối với người bệnh đái tháo đường:
6. Tylenol (acetaminophen) có giúp ngăn ngừa COVID-19 không?
7. Có nên dùng tylenol để phòng ngừa tác dụng phụ do tiêm vaccine COVID-19?
Acetaminophen có tác dụng hạ sốt, giảm đau; được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa...
Các tình trạng phổ biến được điều trị bao gồm nhức đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, đau họng, cảm lạnh, cúm và sốt…
Đối với đau, thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp.
Đối với sốt, thuốc thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bị sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt, người bệnh sẽ dễ chịu hơn. Tuy vậy, liệu pháp hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản, và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.
Khi uống, acetaminophen được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài, thức ăn có thể làm chậm hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của thuốc. Do đó, không nên dùng dạng viên này cùng với thức ăn.
Acetaminophen (tylenol) là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau...
3. Tác dụng phụ của acetaminophen
Một số tác dụng phụ (tuy ít và hiếm gặp) có thể xảy ra khi dùng acetaminophen như:
Ban da (thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc).
Buồn nôn, nôn.
Loạn tạo máu (giảm bạch cầu, tiểu cầu...), thiếu máu.
Độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Phản ứng quá mẫn (phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ) có thể ít khi xảy ra.
Đau tại chỗ tiêm và phản ứng tại chỗ tiêm đã được báo cáo với sản phẩm tiêm tĩnh mạch.
4. Liều lượng và cách dùng acetaminophen như thế nào?
Acetaminophen thường được dùng theo đường uống với các dạng: Viên nén, viên nang, bột pha dung dịch, viên sủi, hỗn dịch...
Ðối với người bệnh không uống được, hoặc uống vào bị nôn... có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng (dạng viên đạn). Trong một số trường hợp có thể dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Liều lượng dùng theo đường uống (theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ).
Dùng cụng cụ đi kèm với thuốc để đong liều cho trẻ nhỏ.
Đối với trẻ em: Liều của trẻ dựa trên tuổi và cân nặng (thông thường từ 10-15 mg/kg cân nặng). Cẩn thận làm theo hướng dẫn dùng thuốc được cung cấp đi kèm sản phẩm. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Đối với người lớn: Từ 1-2 viên (viên 500 mg)/lần. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc từ 4-6 giờ (khi cần).
Acetaminophen tương đối không độc với liều điều trị, nhưng khi dùng quá liều thuốc (ví dụ, quá liều cấp tính trên 10 g) có thể làm thương tổn gan, gây tử vong.
Ngừng dùng thuốc này và đi khám (hoặc gọi cho bác sĩ) nếu:
Vẫn bị sốt sau 3 ngày sử dụng, hoặc sốt tái phát, sốt cao (trên 39,5 độ C), vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được đi khám và điều trị thích hợp.
Vẫn còn đau sau 7 ngày sử dụng (ở người lớn) hoặc 5 ngày (ở trẻ em), trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ, vì đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị.
Bị phát ban trên da, nhức đầu liên tục, buồn nôn, nôn, mẩn đỏ hoặc sưng tấy;
Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng mới nào.
Ðể giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều acetaminophen để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi có ý kiến của bác sĩ. Chỉ sử dụng số miligam mỗi liều được khuyến nghị cho cân nặng và tuổi của trẻ. Sử dụng chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn. Người lớn và thanh thiếu niên nặng ít nhất 50kg, không dùng nhiều hơn 1000 miligam (mg) cùng một lúc. Không dùng quá 4000 mg trong 24 giờ.
Hiện trên thị trường có hàng trăm loại thuốc có chứa hoạt chất acetaminophen (nhưng với tên gọi khác nhau). Vì vậy, khi sử dụng thuốc, người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh sử dụng các loại thuốc (có tên gọi khác nhau đó) nhưng lại có chứa cùng hoạt chất là acetaminophen, dẫn tới quá liều thuốc, gây ngộ độc, tử vong.
Cách uống thuốc:
* Đối với dạng viên nén, viên nang thông thường cần uống với một cốc nước (150-200 ml) đun sôi để nguội.
* Với dạng viên giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng mà cần nuốt nguyên viên thuốc với nước.
* Đối với dạng viên sủi cần cho viên thuốc hòa tan hoàn toàn trong cốc nước mới uống.
* Đối với dạng hỗn dịch, cần lắc kỹ trước mỗi lần sử dụng và thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc.
* Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng acetaminophen.
Tylenol được sản xuất cho trẻ sơ sinh sẽ có dụng cụ đong thuốc đi kèm. Việc đo bằng thiết bị không phù hợp có thể gây ra quá liều. Do đó, chỉ sử dụng thiết bị định lượng được cung cấp đi kèm sản phẩm để đo liều cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Quá liều acetaminophen có thể gây tử vong. Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, đổ mồ hôi và lú lẫn hoặc suy nhược. Các triệu chứng sau đó có thể bao gồm đau bụng trên, nước tiểu sẫm màu và vàng da hoặc lòng trắng mắt.
5. Một số tình trạng y tế có sẵn ở người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc5.1 Những người lạm dụng rượu mãn tính:
Có thể tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi điều trị bằng acetaminophen ở những người này. Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả suy gan cấp tính dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen. Vì vậy, điều trị bằng acetaminophen nên được thực hiện một cách thận trọng ở những bệnh nhân uống ba đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày. Nói chung, bệnh nhân nên tránh uống rượu khi đang dùng thuốc có chứa acetaminophen.
5.2 Người có bệnh về gan:
Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành dạng không hoạt động. Tuy nhiên, một lượng nhỏ được chuyển hóa thành các chất gây độc cho gan. Vì vậy, bệnh nhân suy gan có thể bị tăng nguy cơ nhiễm độc thuốc. Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp tính dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen. Vì vậy, điều trị bằng acetaminophen nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân suy gan và khuyến cáo theo dõi lâm sàng chức năng gan trong quá trình sử dụng thuốc.
5.3 Đối với người mang thai:
Cần có lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
5.4 Đối với người bệnh đái tháo đường:
Dùng acetaminophen có thể gây ra kết quả sai với một số máy đo đường huyết. Đối với người bệnh đái tháo đường, cần trao đổi với bác sĩ về cách tốt nhất để theo dõi lượng đường trong máu khi sử dụng thuốc này.
6. Tylenol (acetaminophen) có giúp ngăn ngừa COVID-19 không?
Tylenol (acetaminophen) không phải là thuốc có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị SARS-CoV-2 (virus gây bệnh COVID-19). Thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của COVID-19 và giúp người bệnh thoải mái hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Viêm họng
Mệt mỏi
Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
Đau đầu
Bị nghẹt mũi hoặc cháy nước mũi…
COVID-19 là một căn bệnh mới và các lựa chọn điều trị vẫn đang được tiếp tục khám phá. Một số loại thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để làm giảm các triệu chứng và kiểm soát tác hại của virus trong cơ thể. Các lựa chọn điều trị cho COVID-19 vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu…
Không dùng acetaminophen để phòng ngừa tác dụng phụ do tiêm chủng.
7. Có nên dùng tylenol để phòng ngừa tác dụng phụ do tiêm vaccine COVID-19?
Trong hầu hết các trường hợp, các tác dụng phụ là nhẹ và bình thường. Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm chủng cho thấy rằng cơ thể của một người đang được bảo vệ để chống lại sự lây nhiễm COVID-19 bao gồm:
Đau nhức cánh tay
Sốt nhẹ
Mệt mỏi
Nhức đầu
Đau nhức cơ hoặc khớp
Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu vết tiêm bị đỏ hoặc đau tăng lên sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ không biến mất sau một vài ngày.
Không nên dùng thuốc giảm đau như tylenol trước khi chủng ngừa COVID-19 để ngăn ngừa tác dụng phụ. Điều này là do thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể với vaccine. Tuy nhiên, bạn có thể dùng tylenol (acetaminophen) hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu bị các phản ứng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau nhức cơ sau khi tiêm chủng.
Đối với một số người không thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác, có thể áp dụng một số cách (không dùng thuốc) để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine:
- Để giảm đau và khó chịu tại chỗ tiêm: Hãy đắp một chiếc khăn ướt và mát lên vùng đó để giảm sưng. Tập thể dục nhẹ nhàng cánh tay cũng làm tăng lưu lượng máu đến khu vực có thể giúp giảm đau.
- Đối với sốt: Hãy uống nhiều nước, mặc đồ ngủ hoặc quần áo rộng, mỏng nhẹ; làm mát cơ thể bằng nước ấm và nghỉ ngơi. Nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày, hoặc sốt cao trên 39 độ hoặc nếu thấy phát ban, khó thở, đau ngực hoặc bụng… cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
DS Nguyễn Thu Giang
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//tylenol-la-thuoc-gi-dung-the-nao-cho-dung-169211126152939974.htm
-
6 thực phẩm dù đói đến mấy cũng tuyệt đối không ăn vào buổi tối
-
Số ca mắc Covid-19 ở Singapore tăng mạnh, hơn 4.000 người Ấn Độ chết trong 24 giờ
-
Brazil phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2
-
Những lý do phụ nữ cảm thấy tốt hơn khi không mặc áo ngực
-
Nữ điều dưỡng ở Hà Tĩnh ngất xỉu khi lấy mẫu xét nghiệm COVID
-
5 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột
-
Dừng 4 điều dưới đây vào bữa sáng sẽ giúp bạn giảm tới 4,5 kg
-
FDA chấp thuận thuốc mới trị bệnh đa hồng cầu
-
Phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mới, dễ lây lan và kháng vaccine?
-
Mách bạn một số mẹo để giảm tới 5kg