Nghiên cứu mới từ dữ liệu của hệ thống chăm sóc y tế tích hợp lớn nhất ở Mỹ cho thấy Covid-19 gây tác động lâu dài về tim mạch ở cả những bệnh nhân nhẹ, không cần nhập viện.
Tổn thương tim do Covid-19 gây tác động vượt xa giai đoạn đầu của bệnh, theo nghiên cứu mới - trong đó các chuyên gia phát hiện ngay cả những người nhiễm nCoV không nặng tới mức phải nhập viện vẫn có nguy cơ bị suy tim và gặp vấn đề cục máu đông gây nguy cơ chết người một năm sau đó.
Bệnh tim và đột quỵ đã và đang là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Khả năng bị biến chứng tim gây chết người ngày càng tăng ở những người khỏi bệnh Covid-19, lên tới hàng trăm triệu người trên toàn cầu - có thể khiến vấn đề này trầm trọng hơn, theo nghiên cứ mới đang trong quá trình xem xét để xuất bản trên tạp chí Nature, Bloomberg đưa tin ngày 7/10.
“Hậu quả của Covid-19 rất lớn”, người đứng đầu nghiên cứu, ông Ziyad Al-Aly - giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe St. Louis ở Missouri, Mỹ - nói.
“Các chính phủ và hệ thống y tế phải chú ý tới thực tế là Covid-19 sẽ gây vấn đề lớn hơn dưới hình thức Covid kéo dài và gây ra những hậu quả tàn khốc. Tôi lo ngại rằng chúng ta đang chưa coi trọng vấn đề này một cách thích đáng”.
Y tá chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Salinas Valley Memorial ở Salinas, California, hôm 2/9. Ảnh: Bloomberg.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch lớn khác ở người mắc bệnh Covid-19 trong 12 tháng đầu tiên của quá trình hồi phục tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh ban đầu.
Họ so sánh nguy cơ biến chứng tim ở 151.195 người khỏi bệnh Covid-19 với nguy cơ ở hơn 3,6 triệu người không mắc bệnh.
Dữ liệu được thu thập từ hệ thống chăm sóc y tế tích hợp lớn nhất ở Mỹ. Phần lớn người dùng là đàn ông và da trắng. Các tác giả cho rằng điều này có thể hạn chế mức độ khái quát của những phát hiện từ nghiên cứu đối với các nhóm khác.
Họ phát hiện rằng những bệnh nhân Covid-19 không nhập viện có nguy cơ suy tim tăng 39% và tăng 2,2 lần nguy cơ hình thành cục máu đông chết người, được gọi là thuyên tắc phổi, trong năm tiếp theo, so với những người không mắc bệnh.
Điều đó tương đương với mỗi 1.000 bệnh nhân Covid-19 không phải nhập viện, có khoảng 5,8 trường hợp bị suy tim và 2,8 trường hợp thuyên tắc phổi, trong năm tiếp theo sau khi khỏi bệnh.
Đối với bệnh nhân Covid-19 từng phải nhập viện, nguy cơ ngừng tim tăng gấp 5,8 lần và nguy cơ viêm cơ tim tăng gấp gần 14 lần.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra tổn thương tim ở bệnh nhân Covid-19.
Các phát hiện từ những thảm họa thiên nhiên và đại dịch trước đây cho thấy tác động gián tiếp của Covid-19, bao gồm cô lập xã hội, kiệt quệ tài chính, thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, cũng như sang chấn và đau buồn, cũng có thể ảnh hưởng đến các nguy cơ đối với bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nguồn: https://zingnews.vn/phat-hien-moi-ve-cac-f0-khoi-benh-covid-19-post1268435.html
-
Nước vo gạo giúp bạn làm đẹp 'thần kỳ'
-
7 loại thực phẩm 'cấp cứu' mái tóc khô xơ gãy rụng, da đầu sạch gàu
-
Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng
-
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca đảm bảo an toàn'
-
Mách bạn 8 loại nước uống giảm cân đơn giản cho cả nam và nữ
-
6 thực phẩm dù đói đến mấy cũng tuyệt đối không ăn vào buổi tối
-
6 cách tự làm mặt nạ trị mụn đầu đen, hiệu quả không ngờ
-
Nhịn ăn để có tiền mua mỹ phẩm, cô gái 26 tuổi ung thư dạ dày giai đoạn cuối
-
Những người cần thận trọng khi ăn ngô
-
Những loại nước uống tốt cho sức khỏe nên dùng trong phòng dịch