Chăm sóc sức khỏe não bộ cho sĩ tử vào mùa thi

ngày 27/05/2022

Những điểm mới trong cơ chế tuyển sinh, thời gian học online dài ảnh hưởng đến sự tập trung, cùng với áp lực thi cử khiến nhiều sĩ tử căng thẳng trong mùa thi năm nay.

Năm nay, dự kiến có khoảng 120.000 thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ chỉ có 77.000 em có suất học chính thức tại các trường công lập. Điều này vô hình trung mang đến sự lo âu cho cả phụ huynh lẫn thí sinh.

Áp lực mùa thi

Sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch Covid-19, học sinh gặp không ít vấn đề khi trở lại trường, đặc biệt có thể kể đến tình trạng mất tập trung.

Một trong những nguyên nhân là các em đã quen với việc học cùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Khả năng quản lý cảm xúc cũng bị ảnh hưởng với những biểu hiện như hay nóng giận, căng thẳng, cảm thấy áp lực.

Nhiều học sinh có biểu hiện rối loạn tâm lý sau thời gian dài học trực tuyến tại nhà.

T.B., học sinh lớp 9 tại một trường THCS ở quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết gần đến ngày thi, bản thân cảm thấy học rất khó vào dù lịch ôn luyện dày đặc. “Đến tiết thứ ba là mình cảm thấy ù tai, không thấm được kiến thức gì vào đầu nữa”, T.B. chia sẻ.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thúy, phụ huynh có con đang học lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), tá hỏa khi thấy con gầy rộc và ăn ngủ kém. Chị cho biết: “Con đứng trước kỳ thi vào lớp 10 quan trọng, thậm chí là bước ngoặt của cuộc đời, nên một mặt tôi vẫn muốn con cố gắng nỗ lực nhiều, nhưng mặt khác cũng không dám tạo sức ép lớn”.

Giống chị Thúy, trên nhiều diễn đàn, không ít bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi, sa sút tinh thần, đặc biệt là học không hiệu quả, trong khi thời điểm quyết định đã cận kề.

Kỳ thi vào lớp 10 đóng vai trò quan trọng trên con đường học vấn.

Chăm sóc sức khỏe cho sĩ tử

Do hoạt động trí não và áp lực tâm lý cao hơn bình thường, cộng với việc ít nghỉ ngơi nên không ít học sinh có biểu hiện rối loạn tâm lý. Chứng suy giảm trí nhớ xuất hiện với những biểu hiện cụ thể như mất tập trung, thường xuyên lo âu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, ngủ không ngon giấc, trí nhớ suy giảm, dễ nhầm lẫn,… Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.

Vì vậy, dù việc thi cử rất quan trọng, phụ huynh vẫn nên giúp con học tập, sinh hoạt, vui chơi hợp lý, đồng thời đánh giá đúng năng lực và động viên thay vì tạo áp lực cho con.

Về chế độ ăn uống, lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hỗ trợ con nạp đủ năng lượng, cân bằng dưỡng chất, uống nhiều nước. Mỗi ngày, con cần ăn đủ 3 bữa (sáng, trưa, tối). Mỗi bữa ăn cần đa dạng và thay đổi thực đơn thường xuyên, nhưng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất bột đường, đạm, béo, rau củ và trái cây.

Các chất dinh dưỡng giúp não bộ hoạt động tốt như đường glucose, chất béo omega-3, omega-6, acid amin, vitamin, chất khoáng, magie, mangan và iot có trong gạo, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu, rau quả…

Rau, củ, quả cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho sĩ tử vào mùa thi.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm hiểu và cho con sử dụng thuốc bổ não có nguồn gốc thảo dược với thành phần gồm bạch quả và đinh lăng. Những thành phần này lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ.

Các sản phẩm hoạt huyết khi sử dụng vào ban ngày có thể hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp nhận của não, truyền dẫn thần kinh, giúp tăng trí nhớ, chống mệt mỏi và buồn ngủ. Mặt khác, nếu có triệu chứng đau đầu, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do thiểu năng tuần hoàn não gây ra, sản phẩm có thể giúp các sĩ tử ngủ ngon và sâu giấc hơn vào buổi tối.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe não bộ. Một trong số đó là thuốc bổ não Cebraton từ CTCP Traphaco. Với thành phần cao đinh lăng, cao bạch quả và tá dược, Cebraton hỗ trợ phòng và điều trị suy giảm trí nhớ, thiểu năng tuần hoàn não và hội chứng tiền đình.

Cụ thể, Cebraton làm tăng chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não, tăng và khôi phục trí nhớ, giảm các biểu hiện của suy tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ và độ minh mẫn.

Đồng thời, sản phẩm giúp cải thiện các chỉ số về lưu huyết não, tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu não, tăng cung cấp máu cho não, phục hồi các chức năng hoạt động của não bộ.

Nguồn: https://zingnews.vn/cham-soc-suc-khoe-nao-bo-cho-si-tu-vao-mua-thi-post1321199.html