5 cách đánh phấn nước hiệu quả không bị mốc da

ngày 03/08/2022

Phấn nước là một loại kem nền trang điểm dạng nước được nhiều chị em lựa chọn bởi sự tiện lợi, độ che phủ tốt đem đến lớp nền tự nhiên, căng bóng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng đánh phấn bị mốc mặt, bong tróc mất thẩm mỹ.

1. Vì sao lớp nền bị bong tróc sau khi trang điểm?

Lớp nền bị mốc là vấn đề nhiều người gặp phải khi trang điểm. Không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lớp nền mốc còn là dấu hiệu cho thấy da cần được cấp ẩm và chăm sóc kỹ lưỡng. Các nguyên nhân phổ biến khiến da bị mốc có thể do da chưa được làm sạch, bề mặt da chưa được cấp ẩm trước khi trang điểm khiến lớp nền dễ trôi và bong tróc.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều lớp từ kem lót, kem che khuyết điểm, phấn phủ… cũng có thể khiến lớp trang điểm dày, vón cục, gây mất thẩm mỹ và bít tắc lỗ chân lông.

Đặc biệt đối với làn da khô, nếu da không được dưỡng đủ ẩm, cũng sẽ khiến lớp phấn nước không tệp vào da, da bong tróc. Mặt khác, đối với loại da nhờn và da hỗn hợp, khi mồ hôi xuất hiện kèm dầu, lớp trang điểm đóng bánh tạo thành các mảng mốc.

Lớp nền bị mốc là vấn đề nhiều người gặp phải khi trang điểm.

2. Cách đánh phấn nước không bị mốc da hiệu quả

Để đánh phấn nước không bị mốc mặt, cần lưu ý làm sạch da và chăm sóc da kỹ lưỡng trước khi trang điểm.

2.1 Làm sạch da mặt

Làm sạch là bước chăm sóc da cơ bản và quan trọng để đánh phấn nước không bị mốc mặt. Việc này giúp bạn loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, tạo điều kiện cho phấn nước bám đều trên da. Sau khi rửa mặt, nên sử dụng nước hoa hồng để cân bằng độ pH. Bằng cách thẩm đều nước hoa hồng vào miếng bông tẩy trang sau đó thoa lên mặt giúp da mềm ẩm tự nhiên.

2.2 Dưỡng ẩm da đầy đủ

Dấu hiệu da bị mốc sau khi trang điểm cho thấy làn da của bạn đang bị thiếu ẩm. Hãy đợi khoảng 3-5 phút để nước hoa hồng thấm đều vào da rồi tiến hành bước dưỡng ẩm da mặt. Bạn có thể lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm có kết cấu dạng gel mỏng nhẹ.

Khi dùng kem dưỡng, bạn chú ý chấm 5 điểm kem lên các vùng: Trán, hai bên má, cằm và mũi, dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da. Sau bước này, đừng quên thoa một lớp kem chống nắng để bảo vệ da trước tác động của tia UV.

Dấu hiệu da bị mốc sau khi trang điểm cho thấy làn da đang bị thiếu ẩm.

2.3 Dùng kem lót

Kem lót đóng vai trò quan trọng như một lớp màng ngăn giúp da tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do mỹ phẩm mang lại, đồng thời giúp lớp trang điểm tự nhiên, đều màu hơn khi đánh phấn nước.

Sử dụng kem lót trước khi dùng cushion sẽ giúp lớp phấn bám tốt hơn, kiềm dầu tốt, giữ cho lớp cushion luôn căng bóng, mịn màng. Dùng đúng kem lót sẽ giúp lớp nền không bị xuống màu, tránh tình trạng mốc mặt khi thoa trực tiếp phấn nước.

2.4 Lựa chọn phấn nước phù hợp với từng loại da

Lựa chọn loại phấn nước phù hợp với da sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng bong tróc sau khi trang điểm. Để sử dụng phấn nước đúng cách, cần hiểu rõ làn da mình và lựa chọn chính xác loại phấn nước phù hợp.

Với da khô, dễ mốc, cần sử dụng phấn nước có độ ẩm cao, ngược lại nếu bạn thuộc nhóm da dầu thì nên lựa chọn phấn nước có khả năng kiềm dầu, che phủ tốt.

Lựa chọn phấn nước phù hợp với từng loại da.

2.5 Sử dụng phấn nước đúng cách

Để lớp nền trang điểm không bị bong tróc, cần lưu ý các bước sau khi sử dụng phấn nước:

Dùng mút trang điểm thấm nhẹ nhàng một lượng phấn vừa phải
Dặm mút lên mặt để phấn nước thấm đều lên da, tránh để loang lổ trên mặt
Với vùng da dưới mắt, cánh mũi, bạn nên gấp đôi mút trang điểm để tán phấn dễ dàng hơn. Lưu ý dặm nhẹ, liên tục để lớp nền lì đẹp, tiệp vào da.
Với vùng chữ T tiết nhiều dầu nhờn, hãy dùng cọ trang điểm phủ lớp phấn phủ để kiềm dầu hiệu quả, giúp lớp nền đẹp hơn.

Nguồn: suckhoedoisong.vn