Theo thống kê số ca mắc mới ung thư ở nước ta không ngừng tăng trong đó có ung thư dạ dày. Điều đáng nói ung thư dạ dày có diễn tiến âm thầm, ít các dấu hiệu đặc trưng nên nhiều người chủ quan, phát hiện bệnh muộn.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu chính giúp người bệnh tăng cơ hội điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Điểm mặt biểu hiện chính của ung thư dạ dày
Trên thực tế các biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm khá mơ hồ và dễ nhầm với các bệnh tiểu hóa thông thường nên người bệnh chủ quan. Đến khi bệnh ở giai đoạn muộn thì mới nhập viện nên tiên lượng khá xấu. Do vậy khi thấy bất kì biểu hiện nào dưới đây thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Nội dung
1. Điểm mặt biểu hiện chính của ung thư dạ dày
1.1. Biểu hiện trướng bụng đầy hơi
1.2. Biểu hiện ợ chua, nóng dạ dày
1.3. Biểu hiện sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu
1.4. Có biểu hiện nôn ra máu
1.5. Xuất hiện đau bụng và đau dữ dội
2. Lời khuyên thầy thuốc
1.1. Biểu hiện trướng bụng đầy hơi
Biểu hiện trướng bụng đầy hơi sẽ xuất hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đa số người bệnh chủ quan nghĩ rằng chỉ là biểu hiện thông thường. Và theo các nhà nghiên cứu, biểu hiện trướng bụng đầy hơi tồn tại trong suốt quá trình mắc bệnh, theo nghiên cứu trên 70% người bệnh ung thư dạ dày có biểu hiện này ngay từ khi mắc bệnh.
1.2. Biểu hiện ợ chua, nóng dạ dày
Khi mắc ung thư dạ dày người bệnh sẽ có biểu hiện ợ chua, nóng dạ dày. Tuy nhiên, đây là biểu hiện dễ lầm tưởng khiến nhiều người chủ quan. Người bệnh thường có giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm là đặc điểm của biểu hiện này.
Một số người bệnh sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng, nên đa số người bệnh nghĩ đến viêm dạ dày. Điều này dẫn đến chủ quan sẽ tự uống thuốc, ăn uống kiêng khem. Đến khi các biểu hiện rõ nặng hơn mới nhập viện.
1.3. Biểu hiện sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu
Nhiều người bệnh ung thư dạ dày thường có biểu hiện mệt mỏi và không muốn ăn gì. Và cứ như vậy khiến người bệnh bị sụt cân nghiêm trọng. Tương tự như các biểu hiện khác, nhiều người bệnh thường lầm tưởng việc mệt mỏi vì công việc hoặc một lý do nào khác. Tuy nhiên, ở một mức độ sụt cân rõ ràng thì mới đi khám vì lo lắng.
Biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm khá mơ hồ và dễ nhẫm lẫn.
1.4. Có biểu hiện nôn ra máu
Nhiều người bệnh ung thư dạ dày có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa trong đó có các biểu hiện nôn ra máu, đại tiện phân đen...Đây là biểu hiện khiến nhiều người cần phải nhập viện với các tâm lý lo lắng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thì bệnh đã ở các mức độ nghiêm trọng.
1.5. Xuất hiện đau bụng và đau dữ dội
Nhiều người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn khi khối u ngày một lớn gây ra các cơn đau bụng. Tuy nhiên, người bệnh thường cho rằng đau do một số rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh lý dạ dày. Và nếu khối u to gây chèn ép nên người bệnh sẽ đau bụng thường xuyên và dữ dội hơn mới nhập viện. Vì ở giai đoạn này, người bệnh sẽ uống thuốc giảm đau không giảm được. Nếu không được điều trị, khối u có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử…
Ngoài ra, nhiều người bệnh ung thư dạ dày vùng hang vị có thể thấy biểu hiện hay nghẹn và nôn ói, mắc nghẹn. Ung thư dạ dày có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc. Một số trường hợp lại có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt …
Trên thực tế cho thấy, những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng nên người bệnh rất dễ nhận biết. Nhưng lúc này việc tiên lượng và điều trị sẽ khó khăn vì khối u đã di căn.
2. Lời khuyên thầy thuốc
Ngày nay với y học phát triển bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì lẽ đó nếu khi có những biểu hiện bất thường hoặc một trong các biểu hiện trên cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày chúng ta cần có một lối sống khoa học và lành mạnh. Cụ thể cần hạn chế ăn đồ ăn mặn vì thực phẩm này chứa nhiều nitrit và amin nên ăn nhiều sẽ gây nguy cơ ung thư.
Cần hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên và không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia, chất kích thích vì có thể sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cũng cần ăn uống dinh dưỡng hợp lý, tăng cường ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. Cần có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. Cần lưu ý thường xuyên khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
-
Những lưu ý khi quyết định tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ
-
Hóa ra tương cà lại có những công dụng siêu đỉnh mà không phải ai cũng biết
-
Nắng nóng, cảnh giác cao với bệnh viêm não Nhật Bản
-
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dễ nhầm với bệnh khác
-
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: Không cần đo huyết áp tất cả người tiêm vaccine COVID-19
-
5 loại trái cây 'ăn là bổ' mắt
-
Nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 từ quả acai berry
-
Công dụng làm đẹp 'thần thánh' của hạt bưởi
-
Nguy cơ sốt xuất huyết nặng ở trẻ béo phì
-
7 mẹo giảm mỡ bụng cho bạn vóc dáng thon gọn, không hại sức khỏe